Mặc dù trên toàn cầu, ngày càng có nhiều phụ nữ tiếp cận với Internet, nhưng ở các nước thu nhập thấp chỉ có 20% phụ nữ được tiếp cận với kết nối toàn cầu này. Chênh lệch tiếp cận kỹ thuật số về giới tạo ra sự chênh lệch dữ liệu, điều này được phản ánh ở sự thiên vị giới tính của AI.

a h 1.png
 Những phụ nữ trẻ tham gia làm việc cùng nhau trên máy tính xách tay tại chương trình đào tạo lập trình của Sáng kiến African Girls Can Code, được tổ chức tại Trung tâm Chuyển đổi số GIZ ở Kigali, Rwanda vào tháng 4/2024. Ảnh: UN Women

Một nghiên cứu của Trung tâm Berkeley Haas với chủ đề Bình đẳng, Giới tính và Lãnh đạo đã tiến hành phân tích 133 hệ thống AI trong các ngành công nghiệp khác nhau và phát hiện ra rằng khoảng 44% trong số đó cho thấy sự thiên vị giới tính, và 25% cho thấy thiên vị cả giới tính và chủng tộc.

“Trí tuệ nhân tạo phản ánh những thành kiến hiện hữu trong xã hội của chúng ta và điều này được thể hiện trong dữ liệu được dùng để huấn luyện AI”, một nghệ sĩ từ Thổ Nhĩ Kỳ trả lời phỏng vấn của UN Women.

Loại bỏ bất bình đẳng giới trong AI có thể bắt đầu bằng việc ưu tiên bình đẳng giới làm mục tiêu khi các hệ thống AI được lên ý tưởng và xây dựng.

Theo Báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu năm 2023, hiện chỉ có 30% phụ nữ làm việc trong lĩnh vực AI.

“Khi công nghệ được phát triển chỉ từ một góc nhìn, nó giống như nhìn thế giới chỉ với một nửa”, Mahfouz - người đang thực hiện một dự án tạo ra một nền tảng dựa trên AI kết nối phụ nữ Afghanistan với nhau nói. “Cần có nhiều nhà nghiên cứu nữ hơn trong lĩnh vực này. Những trải nghiệm sống độc đáo của phụ nữ có thể định hình sâu sắc các nền tảng lý thuyết của công nghệ. Nó cũng có thể mở ra các ứng dụng mới của công nghệ”, cô bổ sung.

anh 2.png
 Chi tiết từ bức tranh tường "Titans" của Lumen Martin Winter được lắp đặt trên tầng ba của Tòa nhà Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York. Ảnh: UN Photo/Rick Bajornas

Có một nhu cầu cấp thiết trong việc khai thác các lĩnh vực chuyên môn đa dạng khi phát triển AI, bao gồm chuyên môn về giới, để các hệ thống học máy có thể phục vụ chúng ta tốt hơn và hỗ trợ thúc đẩy một thế giới bình đẳng và bền vững hơn.

Trong một ngành công nghiệp AI đang phát triển nhanh chóng, sự thiếu vắng các quan điểm về giới, dữ liệu và ra quyết định có thể duy trì sự bất bình đẳng sâu sắc trong nhiều năm tới. Lĩnh vực này cần nhiều phụ nữ hơn, và điều đó đòi hỏi chúng ra phải tăng khả năng tiếp cận đồng thời tăng cường kỹ năng lãnh đạo của các cô gái và phụ nữ trong giáo dục và tại nơi làm việc thuộc ngành STEM và ICT.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2023 báo cáo rằng phụ nữ chỉ chiếm 29% trong tổng số lao động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM). Mặc dù ngày càng có nhiều phụ nữ tốt nghiệp và làm việc trong các công việc STEM hơn nhưng họ tập trung chủ yếu vào các công việc cấp độ đầu vào và ít có khả năng nắm giữ các vị trí lãnh đạo.

Vậy, làm thế nào mà quản trị AI có thể giúp thúc đẩy tiến bộ hướng tới bình đẳng giới? Hợp tác quốc tế về công nghệ kỹ thuật số thường chỉ tập trung vào các vấn đề kỹ thuật, hạ tầng và nền kinh tế; mà thường không xem xét các phát triển này có ảnh hưởng như nào đến xã hội. Có một sự thiếu sót trong quản trị toàn cầu về việc phát triển AI một cách toàn diện và công bằng.

“Hiện tại, không có cơ chế nào để hạn chế các nhà phát triển phát hành các hệ thống AI trước khi chúng thực sự sẵn sàng và đảm bảo an toàn. Cần có một mô hình quản trị đa bên toàn cầu để ngăn chặn và khắc phục những vấn đề bất bình đẳng giới hoặc phân biệt chủng tộc, loại bỏ những định kiến lỗi thời hoặc những yếu điểm trong việc bảo mật”, Helene Molinier - Cố vấn của UN Women về Hợp tác Bình đẳng giới Kỹ thuật số phát biểu trong một cuộc phỏng vấn gần đây.

(Theo UN Women)