Video: Voenhronika.ru 

Video được trang Voenhronika.ru chia sẻ hôm 5/1 cho thấy, một nhóm binh sĩ Ukraine hoạt động trong khu vực tiền tuyến ở vùng Donbass đã sử dụng hệ thống tên lửa chống tăng MILAN ngắm bắn vào một số mục tiêu quân sự của Nga. 

Binh sĩ Ukraine dùng kính ngắm trên bệ phóng ngắm bắn mục tiêu. Ảnh: Voenhronika.ru

Trước khi triển khai bệ phóng tên lửa MILAN, một binh sĩ sử dụng ống ngắm lắp trên súng trường để quan sát địa hình khu vực xung quanh. Sau khi phát hiện mục tiêu đối phương hoạt động gần đó, nhóm binh sĩ Ukraine triển khai bệ phóng và lắp tên lửa trước khi khai hỏa.

Theo trang quân sự Military Today, Missile d'Infanterie Léger Antichar (MILAN, nghĩa là diều hâu trong tiếng Pháp) là tên lửa chống tăng được Pháp và Tây Đức đồng phát triển, đưa vào sản xuất trong những năm đầu thập niên 1970. Tên lửa MILAN nặng 6,73kg, dài 91,8cm. Phần cánh nằm ở đuôi tên lửa có đường kính 26,7cm. 

Ảnh: Army Recognition

Một tổ hợp chiến đấu MILAN có ba thành phần chính gồm tên lửa chống tăng, bộ điều khiển ngắm bắn và kính ngắm hồng ngoại. MILAN sử dụng hệ thống điều khiển laser bán tự động SACLOS, tức xạ thủ cần chiếu tia laser để điều khiển tên lửa bám theo tia laser đó đến vị trí của mục tiêu. Sơ tốc đầu nòng khi tên lửa được phóng đạt 200 m/s; tầm bắn hiệu quả trong khoảng 200-2.000m.

Bệ phóng tên lửa MILAN có thể được tích hợp lên các phương tiện quân sự như xe HMMWV. Ảnh: Military Today

Để tăng cường hiệu quả chiến đấu của MILAN, giới quân sự Pháp trong thập niên 1990 đã lần lượt ra mắt một số phiên bản mới như MILAN 2 hoặc MILAN 3 được trang bị đầu đạn nổ lại (Tandem) để đối phó với giáp phản ứng nổ (ERA) được lắp bên ngoài xe tăng. Riêng MILAN 3 còn được trang bị đèn hiệu điện tử khiến thiết bị gây nhiễu Shtora lắp trên xe tăng bị tê liệt.

Bảng so sánh tính năng của MILAN và một số tên lửa chống tăng cùng thời. Nguồn: Military Today