Hiện ở huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình nước đã rút, tuy nhiên tại thôn Đạm Thủy 2, xã Thạch Hóa đã xảy ra sạt lở đất trên núi Ba Cồn, uy hiếp 21 hộ dân với hơn 100 nhân khẩu sống phía dưới chân núi.

{keywords}
{keywords}

 Một ngôi nhà bị đổ sập.

Ông Cao Xuân Bình, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Chiều 17/10 có mưa to, khu vực này lại có nguy cơ sạt lở nên xã đã đến yêu cầu các hộ làm cam kết, di dời đi chỗ khác.

Đến khoảng 20h tối cùng ngày, một lượng đất lớn trên núi sạt xuống chèn sát nhà dân. Sau khi nhận thông tin, chúng tôi đã đến và yêu cầu 21 hộ dân di chuyển ngay lập tức. Phần lớn họ đi trong đêm, chỉ có một vài người ở lại giữ đồ đạc, đến ngày hôm sau thì họ di dời hết”.

{keywords}
{keywords}

Sạt lở núi Ba Cồn.

{keywords}
Nhà dân bị nứt.

Tại hiện trường, đất đá cùng cây cối sạt trượt ập xuống khiến nhiều ngôi nhà tường vách bị nứt, đổ, đất tràn vào nhà. Phía trên ngọn núi Ba Cồn có một đường nứt lớn, có thể đất đá đang tiếp tục sạt lở tiếp.

Được biết, núi Ba Cồn cao khoảng 150-200m, hiện có khoảng 40-50 nghìn khối đất xuống những nhà dân sống ở bên dưới.

Chiều nay, xã đã huy động tất cả các lực lượng đến hỗ trợ di chuyển tài sản, sau đó sẽ tháo dỡ nhà chuyển đến vị trí khác để giảm thiệt hại cho người dân.

{keywords}
Người dân thấp thỏm trong căn nhà nguy cơ đổ sập xuống sông.

“Chúng tôi cũng đang khảo sát vị trí dựng nhà, hiện các hộ dân này đang ở nhà người quen”, ông Bình cho biết thêm.

Đợt mưa lũ này, xã Thạch Hóa bị ngập hơn 1.200 hộ dân với độ sâu 1 – 1,2m, nhiều gia đình phải di dời lên vùng cao để tránh lũ. Nhiều tài sản của người dân bị nước lũ cuốn trôi.

Trong khi đó, 8 hộ dân ở xóm Kinh Trừng, thôn Đức Phú, xã Đức Hóa sống bên bờ sông Gianh cũng bị sạt lở nghiêm trọng và có thể trôi xuống sông bất cứ lúc nào.

{keywords}
Sạt lở ở xóm Kinh Trừng, thôn Đức Phú, xã Đức Hóa.

Ông Võ Đức Trường, Chủ tịch UBND xã cho biết: “8 ngôi nhà của dân ở xóm Kinh Trừng bị sạt lở rất nguy hiểm. Đặc biệt là nhà của 2 hộ dân Mai Trung, Mai Tân bị nước lũ khoét sâu vào nhà, sạt xuống sông làm lỏng móng, gãy dầm không thể ở được. Chính quyền địa phương đã di dời 2 hộ vào thôn Ngọc Lâm của xã để tránh trú”.

Vì không thể ở lại nên 2 hộ này đã di chuyển hết đồ đạc trong nhà, 6 hộ còn lại ban ngày về sinh hoạt, còn ban đêm phải đến những gia đình an toàn để ngủ.

{keywords}
Những ngôi nhà này có thể trôi xuống sông bất cứ lúc nào.

“Xã đã cử lực lượng dân quân tự vệ túc trực tại vị trí các hộ bị ảnh hưởng để theo dõi, giúp dân kịp thời khi có sự cố. Lâu dài cần tỉnh và huyện vào cuộc, hỗ trợ các hộ dân di dời đến nơi an toàn sinh sống. Các cấp cần quan tâm đầu tư làm kè sông Gianh ở những nơi xung yếu để chống sạt lở, đảm bảo tính mạng cũng như tài sản cho người dân”, ông Trường nói thêm.

Hải Sâm

Nhà thưng gỗ mong manh ở nơi hứng trọn đợt lũ đầu tiên của Quảng Bình

Nhà thưng gỗ mong manh ở nơi hứng trọn đợt lũ đầu tiên của Quảng Bình

Hàng chục nóc nhà tạm bằng thưng gỗ của làng chài Văn Phú (xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn) mong manh trong bão lũ. Người dân phải dùng dây cáp để neo giữ chúng không bị thổi bay trong bão.