Ông Mã (Trung Quốc) năm nay 75 tuổi. Thời trẻ, ông có một công việc ổn định, thu nhập tốt. Nghỉ hưu được 15 năm, mức lương hưu hàng tháng của ông là hơn 10.000 tệ/tháng (khoảng 33 triệu đồng/tháng). Vốn dĩ ông nghĩ sau khi về hưu sẽ cùng vợ đi du lịch nhưng mọi sự không như ý, trang Sohu đăng tải. 

Một năm trước, con gái của ông qua đời vì bạo bệnh. Vợ chồng ông chỉ còn lại một cậu con trai duy nhất, tốt nghiệp thạc sĩ đại học danh tiếng, làm việc trong lĩnh vực tài chính. Con trai có sự nghiệp thành công, kiếm rất nhiều tiền mỗi năm nên không cần bố mẹ hỗ trợ.

Ông Mã từng coi vợ là chỗ dựa tuổi già. Ảnh minh họa. Nguồn: Sohu

Con trai và con rể lập nghiệp ở thành phố lớn. Mỗi dịp rảnh rỗi, ông Mã lại đến thăm các con. Dù muốn ở gần để lo lắng cho con nhưng cuộc sống ở thành phố xa hoa không hợp với ông Mã. Ông thích ở nơi mình gắn bó, có bà con xóm giềng.

Mỗi năm, ông và con trai gặp nhau hai lần vào dịp Tết và lễ. Trước đây, có vợ bên cạnh, ông Mã có người chia sẻ vui buồn. Nhưng hiện tại, vợ ông đã ra đi, chỉ còn lại một mình ông. Không có vợ ở bên nhắc nhở, ông thường xuyên hút thuốc, uống rượu. 

Thời gian trôi đi, cơ thể xuất hiện nhiều vấn đề, sức khỏe cũng không được tốt như trước. Ông Mã buộc phải chuyển vào viện dưỡng lão để sống. Vì có lương hưu cao và được con trai hỗ trợ nên ông Mã được sống ở khu viện dưỡng lão cao cấp, chất lượng, dịch vụ đều tốt.

Dù vậy, cuộc sống ở viện dưỡng lão không thể nào so sánh với cuộc sống tự do tự tại bên ngoài của ông Mã. Ông cảm thấy không có thời gian riêng tư, làm việc cũng phải tuân theo quy tắc.

Những người ở viện dưỡng lão chăm sóc ông rất tốt nhưng đó chỉ là trách nhiệm và công việc của họ. Họ nhận tiền để làm việc đó, còn sự quan tâm như người thân thực sự không có. Nhìn người bên cạnh có con cái vào thăm, ông Mã chạnh lòng. Ông chỉ mong con cái cũng đến thăm mình như vậy nhưng việc đó là rất khó khăn.

"Tôi nghĩ, mình có tiền để làm gì? Nếu không có tiền, con cái liệu có về chăm sóc tôi? Tôi thực sự cảm thấy buồn khi sống trong viện dưỡng lão. Tôi không cảm nhận được hơi ấm của tình cảm gia đình", ông Mã nói.

Đôi lúc, ông ghen tị với người bạn cũ làm nông dân, không có lương hưu. 

Ông Mã ghen tị với người hàng xóm cũ. Ảnh minh họa. Nguồn: Sohu

"Cuộc sống của bạn tôi những năm cuối đời rất hạnh phúc. Ông ấy có một con trai và hai con gái. Các con của ông ấy đều làm nông, thu nhập ít nhưng luôn tương trợ lẫn nhau.

Chúng rất có hiếu với bố. Mỗi khi bố ốm, vào viện, chúng đều thay nhau chăm sóc. Cuộc sống của ông ấy không phải lo lắng bất cứ điều gì. Con trai và con gái đều kết hôn gần nhà. Ngày nào con gái cũng nấu cơm, mang những món ngon cho bố. Những ngày Tết, lễ, nhà cửa nhộn nhịp tiếng cười, vui vẻ hạnh phúc.

Tôi từng nghĩ, về già, tôi có lương hưu, tự chủ kinh tế là hạnh phúc. Thế nhưng, người hàng xóm không có lương hưu của tôi còn vui sướng hơn nhiều. Ông ấy có thể tận hưởng không khí gia đình và tất cả những tình cảm, sự quan tâm con cái mang lại.

Ngược lại, tôi chỉ có thể đến viện dưỡng lão, bỏ tiền thuê người ta chăm sóc mình. Thành thật mà nói, tôi mơ ước có một cuộc sống như ông bạn ấy", ông Mã chia sẻ.

Mong muốn là vậy nhưng ông Mã hiểu hơn ai hết, con trai làm ăn xa, không thể muốn là về bên cạnh ông. Ông chỉ buồn vì mình không có nhiều con cái để được quan tâm như những người khác.