- Nhìn vào những vấn đề nền tảng thì môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, kinh tế tăng trưởng cao là hết sức quan trọng đối với Việt Nam hiện nay, nhất là việc đảm bảo cho sự thành công của chiến dịch chống tham nhũng và những mục tiêu của nhà nước kiến tạo.
"Kết quả năm 2017 chứng tỏ điều đó, không làm cho phong trào đi xuống mà còn đi lên. Kinh tế-xã hội quý 1 lần đầu sau 10 năm đạt 7,38%” là phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp ngày 10/4 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Nhìn vào những vấn đề nền tảng thì môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, kinh tế tăng trưởng cao là hết sức quan trọng đối với Việt Nam hiện nay, nhất là việc đảm bảo cho sự thành công của chiến dịch chống tham nhũng và những mục tiêu của nhà nước kiến tạo.
Trong bối cảnh như vậy, nhìn lại các chu kỳ phát triển, các trục trặc kinh tế vĩ mô và sự bất ổn của hệ thống tài chính trong hơn bốn thập niên qua, Việt Nam cần hết sức lưu ý trong hai năm tới vì các trục trặc vĩ mô thường xảy ra trong khoảng thời gian này của mỗi thập kỷ.
Việt Nam cần hết sức lưu ý trong hai năm tới vì các trục trặc vĩ mô thường xảy ra trong khoảng thời gian này của mỗi thập kỷ. Ảnh minh họa: CafeF. |
Buộc phải tháo gỡ khó khăn cho sản xuất năm 1979
Những hồ hởi và niềm lạc quan sau khi kết thúc chiến tranh và đưa ra mục tiêu tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội đã không kéo dài được lâu do mô hình phát triển không phù hợp. Do vậy, sản xuất đình đốn và khó khăn dồn tích đến mức không chịu nổi đã xảy ra vào năm 1979.
Trong Hội nghị Trung ương 6, Khóa IV năm 1979, lúc đầu dự định chỉ bàn về đề án phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương. Hiểu một cách đơn giản là bàn về đường hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, sau đó đã phải chuyển sang tháo gỡ khó khăn cho sản xuất bằng những cơ chế và nguyên tắc của thị trường hay thực tế của cuộc sống.
Các hoạt động ‘xé rào’ trở nên phổ biến hơn ở các địa phương. Tuy nhiên, tình trạng chỉ giảm nhẹ chứ không được cải thiện. Do vậy, cùng với những khó khăn ở bên ngoài, và sự thất bại của cải cách giá lương tiền vào năm 1985, Việt Nam đã phải Đổi mới vào năm 1986.
Sụp đổ các hợp tác xã tín dụng năm 1989
Sau Đổi mới, vấp váp và sự thiếu kinh nghiệm của Việt Nam dẫn đến sự sụp đổ các hợp tác xã tín dụng và khủng hoảng hệ thống tài chính. Gần như tất cả mọi người đều có quyền huy động vốn mà không bị bất kỳ một ràng buộc nào về đảm bảo an toàn khi sử dụng vốn đã tạo ra mô hình tháp Ponzi mà ở đó lãi suất cao được trả từ tiền huy động của người gửi sau đó. Đến lúc không còn đủ tiền thì hệ thống bị sụp để lại những hậu quả rất lớn.
Các hậu quả dần được khắc phục cùng với các chính sách mới phù hợp đã được triển khai, nhất là việc cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp, ngoại thương và thu hút vốn đầu tư nước ngoài tạo ra những xung lực mới cho tăng trưởng. 1995 là đỉnh điểm của thời hoàng kim trong giai đoạn này. Tốc độ tăng trưởng kinh tế lên đến 9,5%. Việt Nam tái gia nhập ASEAN và bình thường hoá quan hệ với Mỹ. Tuy nhiên những tiềm ẩn cho một chu kỳ trục trặc mới bắt đầu.
Sụp đổ ngân hàng năm 1998-1999
Những chính sách cởi mở về đất đai đã kích hoạt thị trường bất động sản sôi động trở lại và lên cơn sốt. Một số doanh nghiệp đã đổ tiền vào lĩnh vực này, nhất là những doanh nghiệp có thể tạo tín dụng hoặc sở hữu ngân hàng.
Các hoạt động kinh tế sau đó đã gần như bị đóng băng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực vào năm 1997-1998. Điều này làm cho việc dùng vốn đầu cơ tài sản bộc lộ trục trặc. Một số ngân hàng thương mại cổ phần dính dáng đến các doanh nghiệp như Ngân hàng Nam Đô, Việt Hoa ... bị vỡ nợ và các NHTM nhà nước được giao tiếp quản xử lý.
Trục trặc đã kéo dài một số năm sau đó làm cho đà tăng trưởng của giai đoạn trước đó bị chặn lại.
Trong thời gian này một số chính sách hợp lý như Luật doanh nghiệp năm 1999, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ ... đã được triển khai cùng với việc đẩy mạnh cổ phần hoá và giới hạn vai trò của các DNNN đã được triển khai. Môi trường kinh doanh được cải thiện và chu kỳ tăng trưởng mới lại bắt đầu với đỉnh điểm là năm 2007. Mức tăng trưởng kinh tế đạt 8,5% và Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Niềm lạc quan đã lên cao độ vả chỉ số chứng khoán đạt đỉnh vào tháng 03/2007 và thị trường bất động sản cũng bùng nổ. Tuy nhiên, một chu kỳ trục trặc mới lại bắt đầu.
Vỡ nợ ngân hàng và các tập đoàn kinh tế nhà nước giai đoạn 2009-2011
Sự lạc quan khi gia nhập WTO đã làm cho một dòng vốn khổng lồ chảy vào Việt Nam kích hoạt các thị trường tài sản (cổ phiếu, bất động sản). Việc kiếm tiền trở nên quá dễ dàng đã làm thay đổi kỳ vọng và phương thức kinh doanh của không ít người.
Sự lạc quan khi gia nhập WTO đã làm cho một dòng vốn khổng lồ chảy vào Việt Nam kích hoạt các thị trường tài sản (cổ phiếu, bất động sản). Việc kiếm tiền trở nên quá dễ dàng đã làm thay đổi kỳ vọng và phương thức kinh doanh của không ít người. |
Thay vì chí thú làm ăn thì nhiều người đã dùng nguồn vốn có sẵn để tham gia mua bán nhà đất và cổ phiếu. Đây là những hoạt động không tạo ra giá trị trực tiếp nên gặp trục trặc.
Nhiều ngân hàng mới được nâng cấp từ nông thôn lên thành thị gắn với một số doanh nghiệp bắt đầu mở rộng hoạt động và sử dụng vốn vô tội vạ dẫn đến thất thoát và nợ xấu. Sau một thời gian ngắn, một số ngân hàng đã mất thanh khoản và vỡ nợ nên NHNN đã có chính sách mua 0 đồng hoặc kiểm soát đặc biệt với rất nhiều hệ lụy đang phải xử lý.
Chính sách phát triển các tập đoàn nhà nước gặp trục trặc. Một số như Vinashin và Vinalines đã sụp đổ và một số rơi vào tình trạng khó khăn như PVN,Tổng công ty cao su ... Những hậu quả hết sức nặng nề đã xảy ra. Tình trạng kinh tế vĩ mô ở trong tình trạng báo động đỏ. Đỉnh điểm là nghị quyết tập trung ổn định kinh tế vĩ mô thay vì tăng trưởng kinh tế cao vào đầu năm 2011 của Bộ Chính trị.
Như vậy, trong hơn bốn thập kỷ qua, cái dớp khủng hoảng và chu kỳ trục trặc 10 năm đã luôn xảy ra. Nhìn vào những chính sách từ năm 2011 đến nay, Việt Nam cần hết sức thận trọng để tránh sự lạc quan thái quá dẫn đến trục trặc.
Việc tập trung vào ổn định vĩ mô và cải thiện môi trường kinh doanh đã đưa đến kết quả. Cách tiếp cận tham chiếu vào các nước ASEAN đi trước để cải thiện môi trường kinh doanh đã mang lại những kết quả tích cực. Kết quả này được thể hiện rõ hơn trong hai năm qua với Chính phủ mới. Việc định hình chính phủ kiến tạo và xác định Nhà nước chỉ làm những gì mà thị trường gặp trục trặc hoặc không có động cơ làm là hết sức hợp lý.
Điều đặc biệt quan trọng là chiến dịch chống tham nhũng của Đảng đang mang lại những kết quả vượt quá kỳ vọng của đông đảo công chúng. Niềm tin dần được khôi phục và các sinh khí hay sự lạc quan đang được tạo ra. Đây là điều hết sức tích cực.
Nếu cái đà này được giữ thì những kết quả khả quan sẽ chờ đón ở phía trước. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ những lần trước, nhất là lần gần đây nhất thì các nhà hoạch định cũng như điều hành chính sách Việt Nam cần hết sức thận trọng để có những chính sách kiềm chế sự hưng phấn quá mức của các thị trường tài sản.
Nhìn ở góc độ rủi ro và “cái dớp ‘9” thì sự nóng lên của thị trường bất động sản và cổ phiếu trong thời gian qua đang tiềm ẩn những nhân tố khó lường. Nếu có thể vượt qua được cái dớp này thì sẽ là cú huých rất lớn cho sự phát triển của Việt Nam. Nếu không, cái đà tâm lý sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Do vậy, tránh những bất ổn vĩ mô có thể xảy ra trong vòng hai năm tới nên là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.
Huỳnh Thế Du
Điều chỉnh động cơ tăng trưởng
Phát biểu tại Phiên đối thoại chính sách cấp cao tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018 diễn ra tuần trước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có lẽ đã tạo ấn tượng tốt khi ông viện dẫn tác phẩm “Tại sao các quốc gia thất bại”.
Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới: Kinh tế tăng trưởng nhanh
Một trong những thành tựu to lớn của Đảng là lãnh đạo đất nước vượt qua nghèo nàn lạc hậu, từng bước đổi mới, phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tăng trưởng bằng con đường vay mượn thì bao giờ mới lớn?
Với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng ở mức hai con số những năm qua, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có mức tăng trưởng khá, nhưng, giá trị thực chúng ta nhận được từ những con số này lại rất ít.
Tăng trưởng “bằng mọi giá” sẽ khiến ta sa lầy
“Chúng ta đã và đang cố gắng tăng trưởng kinh tế đôi khi “bằng mọi giá”, còn trách nhiệm bảo vệ môi trường thì lại thể hiện theo kiểu đối phó” – TS Nguyễn Thành Sơn.
Hy sinh môi trường cho tăng trưởng là lựa chọn quá đau đớn
“Không sự định giá nào bù đắp được cho sinh kế, sinh mạng và giống nòi. Hy sinh môi trường lấy tăng trưởng là lựa chọn quá đắt đỏ, quá đau đớn.”
Gặp cản trở, vẫn tăng trưởng là chuyện 'khó tin'
Trong ngổn ngang cản trở, du lịch Việt Nam vẫn tăng trưởng là chuyện khó tin, rất đáng trân trọng.
Chỉ chăm chăm tăng trưởng, sẽ tụt hậu rất xa
Không có con đường nào đi đến tăng trưởng kinh tế bền vững lại bỏ qua đầu tư cho khoa học cơ bản, một lĩnh vực mà tài năng của người trẻ phải được coi là tài sản quốc gia.
Việt Nam kẹt trong tăng trưởng chậm
Trong khi kinh tế thế giới dường như ấm lên, thì Việt Nam lại đang kẹt trong tăng trưởng chậm so với chính mình”, ông Deepak Mishra, chuyên gia kinh tế trưởng của WB nói.