Theo trang tin Fodors, gà rán KFC (Kentucky Fried Chicken) hiện là một trong những món ăn phổ biến trong dịp lễ Giáng sinh ở Nhật Bản. Biểu tượng của hãng, Đại tá Sanders, giờ đây được người dân xứ sở ‘mặt trời mọc’ coi như ông già Noel.

Trong khi đó, doanh thu bán hàng của KFC tại Nhật Bản vào dịp này cao gấp 10 lần ngày thường, với khoảng 3,6 triệu hộ gia đình ở nước này trong lễ Giáng Sinh đã chọn mua và thưởng thức những miếng gà rán giòn tan.

{keywords}
Ảnh quảng cáo suất ăn của KFC trong dịp Giáng sinh ở Nhật Bản. Ảnh: KFC Japan/ Twitter

Tuy nhiên, sự phổ biến của gà rán KFC lại bắt nguồn từ một câu chuyện xảy ra vào thập niên 1970.

Khi đó, KFC vừa mới ‘chân ướt chân ráo’ tiến vào thị trường Nhật Bản, nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc kinh doanh. Giám đốc điều hành KFC đầu tiên của Nhật Bản, ông Takeshi Okawara kể lại rằng, việc buôn bán khi đó thất bại đến nỗi ông buộc phải ngủ qua đêm trong phòng bếp cửa hàng, bởi bản thân không thể trả nổi tiền thuê nhà.

“Bảng hiệu với dòng chữ tiếng Anh và cửa hàng được sơn với tông màu trắng và đỏ bên ngoài, là những lý do khiến khách hàng ‘miễn cưỡng’ bước vào trong. Họ đều hỏi đây là một tiệm hớt tóc hay một cửa hàng bán chocolate”, ông Okawara kể lại.

Theo ông Okawara, chính Giáng Sinh đã mang cơ hội tới và cứu lấy mọi công sức của bản thân, khi một trường mẫu giáo đặt tiệc tại nhà hàng KFC ông quản lý trong dịp nghỉ lễ. Sau đó, ông đã mặc bộ đồ ông già Noel, và biểu diễn cho các em nhỏ trong bữa tiệc đó một bài hát tự sáng tác về “gà Kentucky”. Dần dần, các khách hàng đã kéo tới nhà hàng.

Nhờ “tiếng lành đồn xa”, nên một phóng viên của đài truyền hình NHK khi đó đã tới phỏng vấn ông Okawara. Khi được hỏi rằng gà rán KFC có phải là món ăn truyền thống của người dân Mỹ trong mỗi dịp Giáng Sinh không, ông Okawara nhận ra đây quả là một cơ hội quá tốt để quảng bá cho thương hiệu, liền nói dối rằng “đúng vậy”.

Sau đó, những quảng cáo được KFC Nhật Bản tung ra một cách trang nhã, chân thực như một kiểu ăn mừng lễ hội mang tính ‘đậm chất Mỹ’, dù điều này không hề không đúng trên thực tế.

Theo anh Daiya Kobayashi, một người dân sinh ra và lớn lên ở thành phố Tokyo, thì thức ăn chính là một trong những lý do chính khiến KFC được chọn trong dịp Giáng sinh ở Nhật Bản.

“Đối với người Nhật Bản, khi nói về tiệc tùng thì thứ duy nhất được nhắc tới đều chỉ là về thức ăn. Thức ăn nắm một vai trò quan trọng trong các dịp ăn mừng ở Nhật Bản. Nên khi mỗi khi người ta tổ chức một bữa tiệc Giáng sinh, đảm bảo sẽ luôn có một xô đựng gà rán KFC ở trên bàn”, anh Kobayashi nói.

Giáo sư Ted Bestor làm việc ở trường Đại học Harvard của Mỹ nhận định, những miếng gà rán KFC có ngoại hình rất giống với món ăn truyền thống Nhật Bản được gọi là Karaage, là những miếng thịt gà được tẩm bột chiên giòn. Ngoài ra, việc mọi người chia sẻ với nhau những suất ăn lớn có gà rán, salad và bánh cũng phù hợp với nền văn hóa ẩm thực của Nhật Bản.

“Về mặt hương vị, gà rán KFC không nổi bật, nó không có hương vị mới hay thứ gì đó khác lạ khiến mọi người phải làm quen. Nhưng việc chia sẻ đồ ăn là một ứng xử xã hội quan trọng ở Nhật Bản. Nên một xô gà rán sẽ vừa có hương vị quen thuộc, lại vừa có thể thỏa mãn mong muốn khiến cho mọi người tụ tập ăn uống cùng nhau”, giáo sư Bestor nói.

Video: Youtube

Tuấn Trần

Cho khoai tây nghe nhạc, có món ăn để đời qua nhiều thế hệ

Cho khoai tây nghe nhạc, có món ăn để đời qua nhiều thế hệ

Người nông dân Nhật Bản cho loại khoai tây đặc biệt này nghe nhạc trong một kỳ nghỉ đông dài. Họ tin rằng nó khiến khoai thư giãn và cho chất lượng tốt hơn.

Giáng sinh trở thành lễ truyền thống của Mỹ như thế nào?

Giáng sinh trở thành lễ truyền thống của Mỹ như thế nào?

Mỗi mùa Giáng sinh đến, tranh luận lại nổ ra về xu hướng thương mại hóa và ý nghĩa ngày một nhạt dần của kỳ lễ này.