- “Các nhân viên tiếp nhiên liệu máy bay thông đồng với nhau, với các đối tượng bên ngoài, dễ dàng trộm cắp xăng dầu đặc chủng tuồn ra ngoài thị trường…”, thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng cục cảnh sát hình sự, Bộ Công an khẳng định.
Thủ đoạn tinh vi
Điển hình cho nạn trộm cắp xăng dầu máy bay là 2 băng nhóm mà Bộ Công an và trung tâm An ninh Hàng không phối hợp cùng cục Hàng không Việt Nam vừa khám phá mới đây.
Các nhân viên làm nhiệm vụ tra nạp nhiên liệu tàu bay |
Các lái xe chở xăng dầu cũng theo nhân viên tra nạp làm nhiệm vụ. Lợi dụng điều kiện đêm khuya và sự lơ là của các nhân viên tra nạp, 3 tài xế trong băng nhóm trên đã hút trộm xăng dầu từ máy bay, đổ ngược ra vào các thùng phuy dung tích 200 lít đặt trên ô tô rồi chở về phòng kỹ thuật.
Tranh thủ lúc nghỉ ngơi rạng sáng, các tài xế thay phiên nhau chiết qua các can nhỏ, loại 30 lít/can rồi cất giấu trong 1 thùng gỗ đặt cách phòng kỹ thuật của hãng Jetstar chừng 25m. Đến trưa, lợi dụng các nhân viên phòng kỹ thuật nghỉ trưa hoặc đi ăn, các tài xế dùng xe tải (loại 1,4 tấn) chuyển các can xăng máy bay ra khu vực bãi xe nằm trong khu vực sân bay, bán cho các tài xế bên ngoài để nhóm này mang về bán tiếp cho một ông trùm ở Q.7.
Riêng vụ việc trung tâm An ninh Hàng không Tân Sơn Nhất phối hợp cùng Cục Hàng không Việt Nam bắt quả tang nhân viên của xí nghiệp Xăng dầu Hàng không miền Nam (gọi tắt là Vinapco) cấu kết với các đối tượng ngoài trộm cắp xăng dầu máy bay, đến nay công an Q.Tân Bình cũng đã làm rõ.
3 tài xế của Jetstar (ngoài cùng bên phải) trong băng nhóm trộm xăng dầu đặc chủng của hãng này |
Hiện 2 vụ trên đang được Cục cảnh sát hình sự và công an Q.Tân Bình mở rộng điều tra, truy bắt các đối tượng liên quan. Tuy nhiên theo nhận định ban đầu của công an, nhiều khả năng các băng nhóm này đã thực hiện hành vi trộm cắp từ lâu…
Lộ điểm yếu về quản lý
Theo thông tin của VietNamNet, các nhóm trộm cắp xăng dầu không chỉ giới hạn ở một số nhân viên các công ty chuyên cung ứng xăng dầu cấu kết với các đối tượng bên ngoài…mà đã hình thành băng nhóm, đường dây quy mô. Chúng sẵn sàng đe dọa bất kỳ ai “cản trở” chuyện làm ăn…
Thùng gỗ mà các tài xế Jetstar sa khi trộm cắp xăng dầu đặc chủng cất giấu vào đây, trước khi tuồn ra khỏi sân bay |
Lần ấy các đối tượng trong đường dây đã ra mặt hăm dọa và hậu quả là ông bị đâm thương tích phải nằm viện trong thời gian dài. Mới đây, khi hay tin băng nhóm này bị cục cảnh sát hình sự, Bộ Công an triệt phá; ông vẫn không dám tiếp tục ra mặt tố cáo, do lo ngại những đồng bọn của chúng còn bên ngoài tiếp tục…trả thù.
Theo thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, hoạt động của các băng nhóm trộm cắp xăng dầu máy bay cho thấy các đơn vị chủ quản có nhiều yếu kém về quản lý. Cụ thể, theo ông Tiến, quá trình tiếp nhiên liệu diễn ra đêm khuya, chỉ có 1 vài người thực hiện công việc tra nạp, giám sát lẫn nhau nên nếu nhóm này thông đồng với nhau thì dễ dàng thực hiện hành vi.
Xăng dầu đặc chủng trộm cắp được chiết qua các can rồi chuyển bằng xe tải nhỏ ra khỏi khu vực sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất |
Ông Lê Hồng Hà – Tổng giám đốc Jetstar thừa nhận với VietNamNet: “Thực tế có nhiều lỏng lẻo trong công tác kiểm tra, giám sát. Trước đây, lãnh đạo hãng đã nắm được thông tin về thực trạng trộm cắp xăng dầu máy bay và đã ít nhiều có sự điều chỉnh”.
Trước vụ việc trên ông Hà nhấn mạnh “chúng tôi sẽ tăng cường các biện pháp quản lý hơn. Cụ thể sẽ tăng cường các vị trí tổ trưởng, trưởng các kíp trực là chuyên gia nước ngoài vì phần lớn họ là người thắn thắng, trung thực trong công việc. Ngoài ra việc lắp đặt camera an ninh giám sát hay việc kiểm tra lý lịch tư pháp 1 cách kỹ lưỡng đối với những người có nhiệm vụ tiếp cận tàu bay cũng là những việc cần làm ngay ”.
Ngoài ra phía Cục cảnh sát hình sự và Trung tâm An ninh Hàng không cho biết thêm, khu vực mà các đối tượng thực hiện hành vi trộm cắp diễn ra trong khu vực thuộc quân đội quản lý. Do đó quá trình điều tra, khám phá đã có không ít khó khăn…
Anh Sinh – Đàm Đệ