-  Mời bạn đọc VietNamNet đặt câu hỏi cho Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh và nguyên Phó Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Sỹ Dũng trong bàn tròn: Quan chức giàu có, tiền từ đâu ra? Chống tham nhũng đang được chấm điểm như thế nào?

Bàn tròn sẽ diễn ra 17 chiều nay, 16/3 tại chuyên mục Góc nhìn thẳng.

"Việc kê khai tài sản của cán bộ công chức năm qua không phát hiện được tiêu cực nào". Đó là một trong những thông tin vừa được Thanh tra Chính phủ vừa công bố sáng nay, 16/3.

Thế nhưng, thời gian qua, chuyện quan chức "lộ" ra khối tài sản khủng đã gây xôn xao trong dư luận.

Năm 2014, nổi lên là trường hợp nguyên Tổng thanh tra Chính phủ, ông Trần Văn Truyền.

Từ cuối năm 2016 đến nay đã nổi bất là trường hợp nghi vấn về khối tài sản khủng. Đó là trường hợp Thứ trường Hồ Thị Kim Thoa của Bộ Công Thương sở hữu khối tài sản 700 tỷ đồng.

Gần đây nhất, nhiều kênh truyền thông cũng đặt dấu hỏi về trường hợp bà Trần Vũ Quỳnh Anh, Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng, Thanh Hoá và mới nhất là trường hợp của Chủ tịch Tp Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ.

{keywords}
Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ sẽ chia sẻ về chống tham nhũng với Góc nhìn thẳng- VietNamNet

{keywords}
Ông Nguyễn Sỹ Dũng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội sẽ chia sẻ về chống tham nhũng, minh bạch tài sản quan chức với Góc nhìn thẳng- VietNamNet

Liệu những khối tài sản hàng trăm tỷ thuộc sở hữu của quan chức là sự giàu có chính đáng hay bất minh? Có hay không dấu hiệu tham nhũng ở những khoản thu nhập lớn này? Làm sao để tỉnh táo nhận diện tiêu cực trong bộ máy công quyền, không hàm oan những cán bộ, lãnh đạo có năng lực nhưng cũng không bỏ lọt những cán bộ lãnh đạo bị tha hoá, biến chất?

7 lĩnh vực trong việc đánh giá công tác phòng ngừa tham nhũng là: Công khai minh bạch;  Cải cách hành chính; Quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp; Chuyển đổi vị trí công tác; Kết quả kê khai tài sản thu nhập; Xây dựng thực hiện các chế độ định mức tiêu chuẩn; Vệc nộp lại quà tặng.

Quan chức thu nhập bất minh, cần xử lý ra sao? Đánh thuế hay chỉ nên thu hồi tài sản?

Những băn khoăn nghi ngại trong dư luận xã hội ngày càng lớn khi kết quả phòng chống tham nhũng năm 2016 cấp tỉnh vừa công bố sáng nay đạt rất thấp với tỷ lệ cả nước chỉ đạt 58,11% yêu cầu, còn một khoảng cách rất xa so với yêu cầu mục tiêu mà Đảng, Chính phủ đề ra. Nhiều địa phương không phát hiện ra tham nhũng như An Giang, Hà Giang, Lạng Sơn, Nam Định.

Nhiều tỉnh cũng không xử lý trường hợp tham nhũng nào như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Điện Biên, Quảng Nam, Bình Thuận, Bình Dương, Tây Ninh, Trà Vinh, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cà Mau, Bà Rịa Vũng Tàu.

Và để trả lời phần nào những câu hỏi nóng này, 17h chiều nay, 16/3, chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet tổ chức một bàn tròn với tựa đề: "Quan chức giàu có, tiền từ đâu ra?"

Hai khách mời tham gia bàn tròn này là:

Khách mời thứ nhất là ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Ông Thanh sinh năm 1961, quê tỉnh Phú Thọ, có học vị Tiến sĩ Luật. Từ năm 2008 đến năm 2010, ông Thanh là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn; từ tháng 10/2010 đến tháng 3/2014 là Phó Tổng thanh tra Chính phủ. Sau đó, ông Thanh lại được luân chuyển làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn.

Khách mời thứ hai là TS Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Ông sinh năm 1955, tại Thanh Chương, Nghệ An. Ông Dũng là cháu của tú tài Nguyễn Sỹ Trâm, em trái Tú Tài Nguyễn Sỹ Giản, người sinh ra nhà cách mạch nguyễn Sỹ Sách. Ông có 6 năm làm Giám đốc Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học của Văn phòng Quốc hội.

Mời quý vị, bạn đọc đặt câu hỏi cho 2 khách mời trên, gửi về email: gocnhinthang@vietnamnet.vn

VietNamNet

Xem thêm: 

Các tin khác cùng chuyên mục Góc nhìn thẳng:

Không thể chấp nhận hiệu trưởng "làm rầu nồi canh"

Không thể chấp nhận hiệu trưởng "làm rầu nồi canh"

Bình luận ngay sau vụ kỷ luật ở trường tiểu học Nam Trung Yên, GS Nguyễn Lân Dũng nói với Góc nhìn thẳng "không thể chấp nhận có con sâu làm rầu nồi canh trong giáo dục" bởi hệ lụy làm hỏng cả con người. 

Muốn quản Uber, Facebook, Google, Việt Nam phải nhanh chân lên

Muốn quản Uber, Facebook, Google, Việt Nam phải nhanh chân lên

Uber, Facebook, Google đã nộp thuế cho VN ước trên 40 tỷ. Nhà quản lý sẽ phải "chạy nhanh hơn" để bắt kịp những loại hình sáng tạo mới, các chuyên gia khuyến nghị ở phần 2 của bàn tròn về vấn đề này tại Góc nhìn thẳng.

Hé lộ số thuế "còi" của Uber, Facebook, Google nộp cho VN

Hé lộ số thuế "còi" của Uber, Facebook, Google nộp cho VN

Lần đầu tiên, số thuế của Uber, Facebook, Google nộp cho Việt Nam được tiết lộ khi Tổng cục thuế tham gia bàn tròn "Việt Nam thích ứng thế nào với các hiện tượng kinh tế mới?" tại chuyên mục Góc nhìn thẳng.

Cho người dân chơi casino, Việt Nam kiểm soát được hệ luỵ

Cho người dân chơi casino, Việt Nam kiểm soát được hệ luỵ

Với việc cho phép người Việt chơi casino, Chính phủ sẽ có đủ dữ liệu để kiểm soát được hệ luỵ từ trò chơi này và tăng thu ngân sách, GS Hà Tôn Vinh nói với Góc nhìn thẳng.