Đây là những tiêu chuẩn vừa được Bộ GD-ĐT thông qua tại Thông tư quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo sau thời gian công bố dự thảo lấy ý kiến rộng rãi.

Thông tư này áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp sư phạm trong hệ thống giáo dục quốc dân và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.

{keywords}

Giảng viên Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Ảnh: Thúy Nga)

Thông tư quy định cụ thể tiêu chuẩn, định mức và phương pháp tính toán xác định diện tích chuyên dùng cho các công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Cụ thể là hội trường từ 250 chỗ trở lên, giảng đường có quy mô từ 200 chỗ, giảng đường có quy mô từ 100 chỗ, phòng học thông thường dưới 100 chỗ.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo số phòng thí nghiệm, phòng thực hành, xưởng/ trại thực hành đáp ứng quy mô, chuyên ngành đào tạo. Ngoài ra thông tư còn quy định diện tích thư viện, ký túc xá, khu dịch vụ tổng hợp, khu hoạt động thể chất với nhà thể thao đa năng có kích thước tối thiểu 42m × 24m × 12,5m.

Đối với diện tích làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên chính, giảng viên, thông tư quy định mỗi giáo sư cần có diện tích làm việc 18m2; phó giáo sư 15m2; mỗi giảng viên chính, giảng viên cần có diện tích làm việc là 10m2.

Ngoài ra, cơ sở đào tạo phải có phòng chờ cho giảng viên. Cụ thể, cứ 20 phòng học thì cần có 1 phòng chờ cho giảng viên với diện tích chuyên dùng là 3m2/giảng viên; diện tích phòng không nhỏ hơn 24 m2/phòng.

Cũng theo thông tư, cơ sở đào tạo cần phải có trạm y tế với tổng diện tích chuyên dùng tối đa không quá 300m2, bao gồm phòng trạm trưởng và y bác sỹ trực, phòng khám, phòng tiêm và thủ thuật, phòng y tá hồ sơ kiêm phát thuốc, kho thuốc và dụng cụ, phòng bệnh nhân, phòng ăn cho bệnh nhân.

Nhà để xe cũng cần đảm bảo chỗ để cho số lượng xe của 30% đến 60% tổng số học sinh, sinh viên và từ 60% đến 90% tổng số giảng viên, cán bộ, nhân viên. Tiêu chuẩn diện tích là 0,9m2/ xe đạp; 2,5m2/ xe máy; 25m2/ ô tô. Phải bố trí khu vực để xe cho học sinh, sinh viên khuyết tật gần lối vào.

{keywords}

Mỗi giáo sư cần có 18m2 diện tích làm việc, giảng viên cần 10 m2 (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, khu vệ sinh dành cho cán bộ, giảng viên, nhân viên bố trí theo các khối phòng chức năng, trường hợp khu riêng biệt cần đặt vị trí thuận tiện cho sử dụng, không làm ảnh hưởng môi trường. Bố trí phòng vệ sinh, nam nữ riêng biệt, bảo đảm số lượng thiết bị: với nam 1 chậu tiểu/ 15 người, 1 chậu xí/ 20 người, 1 chậu rửa tay/ 4 chậu xí. Đối với nữ, 1 chậu xí/ 15 người, 1 chậu rửa tay/ 2 chậu xí nhưng không được ít hơn 1.

Khu vệ sinh học sinh, sinh viên bố trí theo các khối phòng chức năng, trường hợp khu riêng biệt cần đặt ở vị trí thuận tiện cho sử dụng. Bố trí phòng vệ sinh nam, nữ riêng biệt, bảo đảm cho học sinh, sinh viên khuyết tật tiếp cận sử dụng. Đồng thời đảm bảo số lượng thiết bị với nam gồm 1 tiểu nam, 1 xí và 1 chậu rửa cho 30 người và có tường/ vách ngăn giữa chỗ đi tiểu và xí. Đối với nữ, 1 xí và 1 chậu rửa cho 30 học sinh, sinh viên.

Tiêu chuẩn, mục đích sử dụng diễn tích quy định tại thông tư này được làm căn cứ để cơ sở đào tạo lập kế hoạch và dự toán ngân sách; giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê công trình sử nghiệp, quản lý và sử dụng công trình sự nghiệp.

Thúy Nga

Mỗi giáo sư phải có phòng làm việc 24 m2, giảng viên 10 m2

Mỗi giáo sư phải có phòng làm việc 24 m2, giảng viên 10 m2

- Diện tích làm việc của giáo sư là 24 m2, phó giáo sư 18 m2, giảng viên chính, giảng viên là 10 m2