Điện giật

Hệ thống điện ở một số nơi chằng chịt, mất an toàn, dễ bị đứt do gió lớn nên mưa bão dễ bị tai nạn này. Để phòng tai nạn điện giật cho trẻ nhỏ, người lớn, người dân chủ động kiểm tra hệ thống điện của gia đình mình, xung quanh khu vực mình sinh sống; nếu có gì bất thường phải báo cho cơ quan điện lực biết để sửa chữa kịp thời.

Khi thấy dây dẫn điện bị đứt, các thiết bị điện bị đổ hoặc thấy nguy cơ mất an toàn thì không lại gần. Lắp đặt cầu chì, cầu dao, ổ điện… ở nơi khô ráo, tiện sử dụng, nên lắp đặt cách sàn nhà 1,2-1,5m để tránh xa tầm tay trẻ em.

W-tai-nan-dien-1.jpg
Không cắm thẳng dây điện vào ổ điện mà phải dùng phích cắm. 

Không cắm thẳng dây điện vào ổ điện mà phải dùng phích cắm. Không đứng nơi ẩm ướt để đóng cắt điện. Lau tay khô ráo khi chạm vào dây dẫn hoặc thiết bị điện. Khi rút phích cắm điện phải nắm vào phần vỏ nhựa của thân phích cắm, không được nắm vào dây dẫn điện.

Trường hợp nhà bị ngập nước mà không cắt được điện thì phải đứng trên các nơi chưa bị ngập, gọi điện hoặc kêu cứu để mọi người báo cơ quan điện lực cắt điện. Không tự ý lội trong nhà dọn đồ đạc sẽ bị điện rò trong nước gây tai nạn chết người. Các thiết bị điện bị ngấm nước phải sấy khô mới được sử dụng.

Sét đánh

Khi thấy chuyển mưa dông, trẻ em đang chơi, đi ngoài trời cần nhanh chóng về nhà hoặc vào trú ẩn ở các lán trại; phải tránh xa các vật dụng kim loại như: cày bừa, cuốc xẻng, máy bơm nước, xe máy, xe đạp…

Đặc biệt lưu ý không tránh mưa dưới các gốc cây to, nhất là những cây cao đơn độc trong vùng trống trải. Bởi khi tia sét bắt vào cây, dòng điện mạnh có thể truyền sang bất cứ một vật nào dẫn điện hoặc truyền xuống gốc cây tỏa ra trên mặt đất gây tai nạn cho những người trú ẩn dưới gốc cây.

Lũ cuốn, đuối nước

Đuối nước là tai nạn thường xảy ra cho các trẻ em, thậm chí cho cả người lớn, nhất là những người sống gần sông, ngòi, hồ đập… Mùa mưa bão thường làm cho nước sông, suối, ao, hồ dâng cao, chảy xiết, làm thay đổi dòng chảy bình thường nên người qua lại các khu vực này rất dễ bị tai nạn. Nếu nạn nhân mới bị uống nước và hít nước vào đường thở, sẽ hoảng loạn, vùng vẫy nhiều ở trên và dưới mặt nước.

Gãy xương 

Trong mùa mưa bão, gãy xương có thể do cây đổ, nhà sập đè lên người hay do té ngã… gây ra. Gãy xương nếu không được sơ cấp cứu đúng sẽ làm nặng thêm cho nạn nhân.

Phòng tránh tai nạn hóc dị vật đường thở cho trẻDị vật đường thở là tai nạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ từ 1-3 tuổi, lứa tuổi thích khám phá bằng cách đưa các vật thể vào miệng. Thế nhưng tai nạn này vẫn có thể xảy ra ở nhóm trẻ lớn (7-11 tuổi) do bất cẩn trong sinh hoạt, học tập, vui chơi.
Văn Giáp và nhóm PV, BTV