Nằm cạnh con để đọc cho chúng nghe một câu chuyện trước khi đi ngủ không chỉ giúp gắn kết mối quan hệ của bạn với trẻ.
Chúng ta đều biết rằng đọc sách cho trẻ nghe là một cách tuyệt vời để trẻ tự học cách đọc. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho rằng thói quen này có thể có nhiều lợi ích khác.
Dưới đây là 4 lý do giải thích tại sao đọc sách – đặc biệt là khi được thực hiện thường xuyên – lại có tác động quan trọng tới sự thành công của một đứa trẻ.
Đọc sách kích thích vùng não có liên quan đến việc xử lý hình ảnh
Một nghiên cứu hồi tháng 8/2015 cho thấy đọc sách giúp làm tăng hoạt động ở những khu vực não liên quan tới xử lý hình ảnh. Điều này cũng gợi ý cho các nhà nghiên cứu rằng khi trẻ không phải là người đọc, chúng cũng vẫn hình dung ra những địa điểm mà mình đã nghe thấy.
“Khi trẻ nghe câu chuyện, chúng đang tưởng tượng trong tâm trí mình” – John S. Hutton, nhà nghiên cứu lâm sàng tại Trung tâm Y tế Bệnh viện Nhi Cincinnati, cũng là tác giả chính của nghiên cứu này chia sẻ với tờ The Times.
Đọc sách khác với nói chuyện
Một nghiên cứu khác gần đây quan sát thấy rằng đọc sách to thành tiếng cho trẻ nghe từ giai đoạn thai nhi giúp trẻ tiếp xúc với vốn từ nhiều hơn là chúng nghe được trong các cuộc trò chuyện hằng ngày.
Đồng thời, trẻ cũng được tiếp xúc với những cấu trúc câu mà chúng không được nghe thấy trong những cuộc trò chuyện hằng ngày.
Đọc sách cải thiện khả năng xử lý thông tin
Một nghiên cứu năm 2014 dựa trên dữ liệu từ trẻ em Australia từ 4-5 tuổi phát hiện ra rằng, những đứa trẻ có bố mẹ đọc sách cho con nghe ít nhất 6 ngày/ tuần đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra quốc gia được thiết kế để đo lường khả năng đọc hiểu so với những đứa trẻ có bố mẹ chỉ đọc sách cho con 1-2 lần/ tuần, bất chấp những yếu tố khác như thu nhập hay trình độ học vấn của bố mẹ.
Đọc sách giúp trẻ tăng khả năng giải quyết vấn đề
Trong một cuộc khảo sát với trẻ 9 tháng tuổi ở Ireland, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những trẻ có mẹ đọc sách và nói chuyện “thường xuyên” thể hiện tốt hơn trong các câu hỏi riêng tư được đưa ra bởi ĐH California, San Francisco và ĐH Oregon so với những trẻ có mẹ “hiếm khi” hay “không bao giờ” đọc sách, nói chuyện với trẻ.
- Nguyễn Thảo (Theo Business Insider)
Xem thêm: