Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố, Washington sẽ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã ký với Liên Xô từ thời chiến Chiến tranh Lạnh, trong vòng 60 ngày nếu Nga không khôi phục việc tuân thủ thỏa thuận này.
Ngày này năm xưa: Máy bay ném bom Mỹ mất tích bí ẩn
Thế giới 24h: Tuyên bố sốc về các "mảnh vỡ" MH370
Hiệp ước INF do cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ký với nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô Mikhail Gorbachev vào năm 1987. Hiệp ước cấm Washington và Moscow phóng các loại tên tửa đạn đạo và hành trình có tầm bắn từ 500 - 5.500 km trên mặt đất.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: Reuters |
Phát biểu trước ngoại trưởng của các nước thành viên tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 4/12, ông Pompeo cảnh báo, Mỹ sẵn sàng bắt đầu quá trình từ bỏ INF trong vòng 60 ngày tới trừ khi Nga có chuyển biến tích cực.
Theo báo RT, quan chức ngoại giao hàng đầu Mỹ cáo buộc Nga đã vi phạm INF từ nhiều năm nay. Ông Pompeo nhấn mạnh, Moscow cần phải khôi phục việc "tuân thủ hiệp ước một cách đầy đủ và có thể kiểm chứng được", trong khi Washington luôn tôn trọng luật pháp và tuân thủ các cam kết quốc tế đã có.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã tái nhắc lại quan điểm với Ngoại trưởng Mỹ khi nói, các nước thành viên NATO đều kết luận Nga vi phạm INF và "tạo ra mối đe dọa" đối với các đồng minh của khối. Theo ông Stoltenbergl, sự thống nhất của NATO về vấn đề "cho thấy sức mạnh của liên minh quân sự này, đồng thời gửi một thông điệp rõ ràng về người phải chịu trách nhiệm cho các vi phạm".
Hồi tháng 10, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng quả quyết sẽ đơn phương rút nước này khỏi INF. Lãnh đạo Nhà Trắng cũng đe dọa sẽ phát triển kho hạt nhân của Mỹ cho đến khi Nga và Trung Quốc "hiểu chuyện".
Song, hôm 4/12, ba thượng nghị sĩ Dân chủ là Bob Menendez, Jack Reed và Mark Warner đã lên tiếng chỉ trích Tổng thống Trump vì ý định xé bỏ hiệp ước INF. Họ gọi đây là "món quà chính trị, địa chiến lược dành cho Nga" và có nguy cơ làm ảnh hưởng tới các hiệp ước kiểm soát vũ khí khác, bao gồm cả Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START).
Tuấn Anh
Chuyên gia Nga đề xuất "độc chiêu" trả đũa Mỹ
Một sử gia Nga đề xuất cách độc đáo để Moscow trả đũa việc Mỹ rút khỏi một hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân đã có từ thời chiến Chiến tranh Lạnh.
Rút khỏi INF với Nga, ông Trump 'nhắn' gì cho Kim Jong Un?
Quyết định rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung năm 1987 với Nga, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngầm phát đi một thông điệp tới Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un.
Ông Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Nga
Tổng thống Trump bất ngờ tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi một hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân đã ký với Nga từ thời chiến Chiến tranh Lạnh.