Trong một tuyên bố phát đi ngày 29/9, Trung tá Martin Meiners, phát ngôn viên Lầu Năm góc cho hay, cuộc đối thoại mới diễn ra là một "thành tố quan trọng" trong những nỗ lực của Washingtin nhằm "kiểm soát có trách nhiệm sự cạnh tranh Mỹ - Trung". Cả hai bên tái khẳng định nhất trí duy trì các kênh liên lạc luôn mở. Phía Mỹ cũng quả quyết sẽ tiếp tục theo đuổi các nguyên tắc chung với các đồng minh và đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

{keywords}
 

Theo báo RT, tuyên bố trên trái ngược với những luận điệu chống Bắc Kinh gay gắt hơn của giới chức Mỹ trước đây. Nó được công bố trong bối cảnh đang xảy ra tranh cãi ngoại giao nghiêm trọng về một thỏa thuận liên minh quốc phòng - an ninh 3 bên mới ký kết giữa Mỹ - Anh - Australia (AUKUS). Trong khuôn khổ thỏa thuận, Mỹ sẽ cung ứng các tàu ngầm hạt nhân cho Australia, dẫn đến việc Canberra hủy thỏa thuận mua tàu ngầm trị giá hàng tỷ đô la đã ký trước đây với Pháp, khiến Paris phẫn nộ.

Dù không có quốc gia nào bị nêu tên là mục tiêu đối phó của AUKUS, nhưng một số quan chức Nhà Trắng giấu tên coi thỏa thuận là "một động thái nữa của các đồng minh phương Tây nhằm đẩy lùi sự trỗi dậy của Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự và công nghệ" trong các bình luận đăng tải trên tờ Politico hồi đầu tháng 9.

Về phần mình, Trung Quốc cũng lên án AUKUS là "vô trách nhiệm cực độ", đồng thời cáo buộc các kế hoạch trang bị tàu ngầm hạt nhân cho Australia "phá hoại nghiêm trọng hòa bình và sự ổn định trong khu vực", có thể thổi bùng một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á - Thái Bình Dương.

Mối quan hệ Bắc Kinh - Canberra cũng gia tăng căng thẳng trong các tháng gần đây vì hàng loạt vấn đề khác liên quan đến thương mại.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố, đất nước của ông ủng hộ đối thoại nhiều hơn với Trung Quốc nhưng Bắc Kinh không muốn điều đó. Đáp trả, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đổ lỗi những rắc rối ngoại giao hiện tại “hoàn toàn do Australia tự tạo ra”.

Tuấn Anh

Đằng sau thỏa thuận của Mỹ bị Pháp tố 'đâm sau lưng'

Đằng sau thỏa thuận của Mỹ bị Pháp tố 'đâm sau lưng'

Mỹ vừa có một nước đi không ngờ khi bí mật đàm phán để trang bị tàu ngầm hạt nhân cho Australia, trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác tăng cường an ninh ba bên (AUKUS).

Pháp hủy họp quốc phòng với Anh, điện đàm với Mỹ về vụ 'đâm sau lưng'

Pháp hủy họp quốc phòng với Anh, điện đàm với Mỹ về vụ 'đâm sau lưng'

Pháp đã hủy cuộc hội đàm giữa bộ trưởng trưởng quốc phòng nước này với người đồng cấp Anh sau khi bị Canberra bất ngờ hủy thỏa thuận mua tàu ngầm vì liên minh quân sự Mỹ - Anh - Australia.