Năm 2018, Hà Nội đặt muc tiêu phát triển mới khoảng 11 triệu m2 sàn nhà ở, tập trung phát triển nhà ở xã hội và nhà ở tái định cư.


Theo Sở Xây dựng Hà Nội, năm 2017, tổng diện tích sàn nhà ở phát triển mới của Hà Nội đạt hơn 11 triệu m2, trong đó, nhà ở xã hội đạt 60.688 m2, nhà ở tái định cư khoảng 164.640 m2, nhà ở thương mại hơn 2,5 triệu m2, nhà do dân tự xây khoảng 8,3 m2. Theo đó, diện tích bình quân đạt 25,6 m2/người; phấn đấu đến năm 2020 là 26,3 m2/người.

{keywords}
 Năm 2018, Hà Nội đặt muc tiêu phát triển mới khoảng 11 triệu m2 sàn nhà ở, tập trung phát triển nhà ở xã hội và nhà ở tái định cư (Ảnh minh họa).


Hiện, Hà Nội đang xây dựng nhà ở xã hội tập trung tại 5 khu: Tiên Dương (Đông Anh), Cổ Bi (Gia Lâm), Ngọc Hồi (Thanh Trì), Cổ Nhuế 2 (nhà ở xã hội cho cán bộ chiến sĩ Bộ Công an) và Ecohome 3 (quận Bắc Từ Liêm).


Năm 2018, Hà Nội đặt muc tiêu phát triển mới khoảng 11 triệu m2 sàn nhà ở, tập trung chủ yếu là nhà ở xã hội.


Để bảo đảm các chỉ tiêu trên, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát, triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản; nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch, quy mô các dự án bất động sản, tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm; thực hiện việc kiểm tra, rà soát công tác phát triển nhà ở để điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn.


Đặc biệt, để khắc phục những tồn tại, bất cập trong quản lý, sử dụng nhà chung cư, năm 2018, Sở Xây dựng Hà Nội chỉ đạo xử lý dứt điểm các đối tượng ở nhà tái định cư chưa nộp tiền mua nhà. Phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý các trường hợp không chính chủ, chưa nộp tiền mua nhà.


Đồng thời, tiếp tục kiểm tra, đôn đốc UBND các cấp và các chủ đầu tư, đơn vị được giao quản lý vận hành nhà chung cư đẩy nhanh tiến độ tổ chức hội nghị nhà chung cư để bầu ban quản trị theo quy định.


Sở cũng sẽ tổ chức đấu giá cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ tại các chung cư tái định cư; các diện tích kinh doanh dịch vụ tại tầng 1 và diện tích khác thuộc các nhà chung cư thương mại phải bàn giao lại cho Thành phố sau khi đã được xác lập sở hữu Nhà nước. Kiểm tra rà soát công tác quản lý, sử dụng quỹ nhà 30%-50% do Thành phố điều tiết.


Liên quan đến vấn đề nhà ở xã hội, mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) có đề xuất với Ngân hàng Nhà nước thực hiện gói chính sách tín dụng nhà ở tương tự như gói ưu đãi 30.000 tỷ đồng đối với nhà ở vừa túi tiền và nhà ở xã hội trong năm 2018.


HoREA đề xuất Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo phân bổ khoảng 1.000 tỷ đồng (trong nguồn vốn 2.000 tỷ đồng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ cho Ngân hàng Chính sách xã hội) cho các tổ chức tín dụng để sớm triển khai cấp tín dụng cho các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội.


Bên cạnh đó, HoREA cũng kiến nghị phân bổ ngân sách hàng năm khoảng từ 1.000 - 2.000 tỷ đồng (trong giai đoạn 2018-2020), để cho các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội vay, với lãi suất khoảng 4,8%/năm.


Ngoài ra, theo đại diện HoREA, về lâu dài, cần có cơ chế thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, theo quy định của Luật Nhà ở, trước hết là các dự án nhà ở xã hội cho thuê, để làm giảm giá thành nhà ở xã hội.


Hồng Khanh

Đầu cơ thổi giá, đất Vân Đồn lên cơn sốt ảo tăng 5-6 lần

Đầu cơ thổi giá, đất Vân Đồn lên cơn sốt ảo tăng 5-6 lần

Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), đất Vân Đồn tăng do đầu cơ hoặc môi giới không chuyên thổi giá, đẩy giá tạo giá trị ảo với mức tăng 5-6 lần giá trị thực.

Hà Nội: Căn hộ mở bán lập kỷ lục, phía Tây ‘khát’ khách sạn 4 sao

Hà Nội: Căn hộ mở bán lập kỷ lục, phía Tây ‘khát’ khách sạn 4 sao

Theo CBRE 3 tháng cuối năm 2017 thị trường Hà Nội ghi nhận mức mở bán mới cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây

Cơn sốt trở lại, đất nền tăng giá gấp đôi

Cơn sốt trở lại, đất nền tăng giá gấp đôi

Chỉ trong vòng 5 năm, đất nền tại TP.HCM đã tăng giá rất mạnh. Điển hình như mức giá trung bình ở Thủ Đức tăng 170%, Phước Long B (quận 9) tăng khoảng 130%, Tân Thuận Đông (quận 7) tăng 50%...