Trưng bày chuyên đề Năm Thìn kể chuyện rồng, giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật nhằm làm rõ biểu tượng rồng trong kiến trúc tại các công trình tôn giáo tín ngưỡng qua bộ sưu tập của Bảo tàng Hà Nội và ứng dụng rồng trong đời sống - mỹ thuật đương đại được thể hiện qua các sản phẩm làng nghề, sản phẩm thủ công đặc sắc.

W-z5126547338977-922b0866438443c52dd0a5ef32080807-1.jpg
Trình chiếu rồng trên đĩa cổ.

Nội dung trưng bày gồm 3 chủ đề: Hình tượng rồng trên kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng; Hình tượng rồng trong đời sống sinh hoạt; Hình tượng rồng trong đời sống đương đại. Từ đó, truyền tải đến công chúng những ý nghĩa tốt lành, mong ước năm mới Giáp Thìn may mắn, hạnh phúc, sung túc.

W-z5126547338983-31699e5e6eb999693f6bb13806464d7a-1.jpg
Các đồ dùng, trang sức chạm khắc hình rồng.

Trưng bày chuyên đề Phong vị Tết xưa Hà Nội nhằm gợi lại các phong tục tốt đẹp của Tết cổ truyền dân tộc như: tục dựng cây nêu, chơi câu đối, chơi tranh, xin chữ ngày Tết, thú chơi cây cảnh ngày Tết, chợ Tết (xưa và nay)… Các nội dung trưng bày được thể hiện qua bộ ảnh sưu tầm trong nước và nước ngoài, kết hợp với nghệ thuật sắp đặt trong không gian trưng bày Nếp xưa, gợi lại những phong tục, tập quán và nét đẹp văn hóa truyền thống.

Chia sẻ về phong tục chuẩn bị Tết xưa của người dân Hà Nội, PGS. TS Bùi Xuân Đính cho biết: "Ngày xưa, bánh chưng chỉ có ngày Tết. Nồi bánh chưng gần như là tâm điểm của ngày Tết với đỗ xanh, thịt lợn. Ngày xưa khốn khó, chỉ ngày Tết hiện tại mới được ăn no. Vì thế mà Tết được coi là biểu tượng cho sự ấm no đủ đầy...".

Trình chiếu rồng trên đĩa cổ:

Nghìn năm Rồng ViệtBước ra từ truyền thuyết, “Thăng Long” xưa dường như không chỉ là tên gọi gắn liền với vùng đất kinh kỳ xưa mà còn gắn liền với một lý tưởng, một giấc mơ đầy thực tại của những vị vua khởi dựng nền độc lập tự chủ đầu tiên của dân tộc.