- Phó Thủ tướng thường trực lưu ý thực hiện nghiêm việc xin lỗi cá nhân, tổ chức khi xảy ra tình trạng chậm, muộn trong giải quyết thủ tục hành chính.

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình hôm nay chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC).

{keywords}
Ảnh: VGP

Vẫn tạo điều kiện cho bên thứ ba móc ngoặc trục lợi

Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu cho biết, việc đưa các thủ tục vào giải quyết tại trung tâm hành chính công đã đảm bảo công khai, minh bạch, không có tiêu cực phát sinh.

Sau gần 5 năm có trung tâm hành chính công, cán bộ, công chức từ bỡ ngỡ, ngại việc, ngại gò bó đã chuyển sang tự giác và muốn vào đây làm việc.  

“Từ chuyện hồ sơ còn phải chuyển về cơ quan giải quyết, ký duyệt, thì nay đã thẩm định và ký duyệt tại trung tâm. Kết quả được trả tại nhà qua bưu điện và qua mạng. Quảng Ninh đã đưa 982/1029 thủ tục vào giải quyết tại trung tâm hành chính công cấp tỉnh theo nguyên tắc “Tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả” (chiếm 95,4%)”, ông Hậu nói.

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh, tỉnh đã liên kết với bưu điện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC cho người dân. Từ đầu năm đến nay có 24.000 hồ sơ thủ tục được tiếp nhận và trả kết quả qua bưu điện.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên nhìn nhận, văn phòng một cửa đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC, tăng dần sự hài lòng của người dân.

Tuy nhiên, việc kiểm soát tiến độ xử lý hồ sơ còn hạn chế do chưa hoàn toàn đồng bộ trong việc sử dụng hệ thống phần mềm và công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại các đơn vị chuyên môn trực tiếp giải quyết TTHC.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải nêu bất cập chi phí trong thực hiện TTHC còn nhiều, cán bộ tiếp nhận, xử lý còn sách nhiễu, gây phiền hà... dẫn đến tạo điều kiện cho bên thứ ba móc ngoặc với cán bộ tiếp nhận, xử lý để trục lợi.

Thực hiện TTHC trực tuyến càng nhiều càng tốt

Theo đánh giá của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, người dân còn phàn nàn về trình độ và ứng xử của một bộ phận công chức tại bộ phận một cửa, còn tình trạng để quá hạn trong giải quyết hồ sơ. Điều này cho thấy độ trễ khá lớn từ chính sách đến hành động.

{keywords}
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình

Vì vậy, việc hoàn thiện bộ máy phục vụ nhân dân, nâng cao chất lượng phục vụ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là trong các giao dịch giữa người dân và cơ quan nhà nước là nhiệm vụ cấp thiết.

Nhắc đến nghị định 61/2018 Chính phủ vừa ban hành, Phó Thủ tướng nhấn mạnh nguyên tắc lấy người dân, DN làm trung tâm, thể hiện sự thay đổi về chất quan điểm “quản lý là để phục vụ” và đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành kế hoạch triển khai.

Theo ông, cán bộ, công chức được cử ra bộ phận một cửa phải bảo đảm trình độ chuyên môn tiến tới thực hiện “4 tại chỗ” đối với những TTHC phổ biến và có số lượng hồ sơ phát sinh lớn.

Ông cũng lưu ý, các bộ, ngành, địa phương chấn chỉnh việc giải quyết TTHC tại cơ quan, đơn vị mình, hạn chế tối đa việc người dân, DN phải đi lại nhiều lần, khắc phục tình trạng thiếu công khai, minh bạch.

“Thực hiện nghiêm việc xin lỗi cá nhân, tổ chức khi xảy ra tình trạng chậm, muộn trong giải quyết TTHC và xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định”, Phó Thủ tướng yêu cầu. Ông cho rằng, nếu cán bộ, công chức không có ý thức lấy người dân làm đối tượng phục vụ, là công bộc của dân sẽ sinh ra nhũng nhiễu, cửa quyền.

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, điạ phương tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, để người dân tiếp cận và thực hiện TTHC trực tuyến càng nhiều càng tốt; đẩy mạnh việc đánh giá mức độ hài lòng của người dân.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai xây dựng cổng dịch vụ trực tuyến và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, thuận tiện, dễ sử dụng cho người dân.

Đây mới là thủ tục hành chính ngốn tiền doanh nghiệp nhất

Đây mới là thủ tục hành chính ngốn tiền doanh nghiệp nhất

Với chi phí tuân thủ là 64,1 triệu đồng đã làm nhóm thủ tục xây dựng trở nên đắt đỏ bậc nhất trong bảng xếp hạng chỉ số APCI 2018.

 

Doanh nghiệp kêu phải vắt chân lên cổ chạy thủ tục

Doanh nghiệp kêu phải vắt chân lên cổ chạy thủ tục

Doanh nghiệp kêu phải chạy vắt chân lên cổ may ra mới kịp làm giấy phép xuất nhập khẩu chỉ vì thủ tục kiểm tra chuyên ngành quá rắc rối.

'Có thủ tục là có làm khó, có đánh chén'

'Có thủ tục là có làm khó, có đánh chén'

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nhấn mạnh: “Quá nhiều thủ tục, thủ tục gắn với lợi ích, có thủ tục là có làm khó, là có đánh chén”.

Thu Hằng