Thành công hay thất bại của kế hoạch hòa bình của ông Kofi Annan dành cho Syria sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc Nga sẵn lòng duy trì sức ép thế nào lên chính quyền Damascus.
Liệu Syria có thoát được cảnh nội chiến? |
Thậm chí ngay cả khi Tổng thống Syria Bashar al-Assad không thể hoàn toàn ngừng mọi hoạt động quân sự vào ngày 10/4 và rút toàn bộ quân đội khỏi khu vực trung tâm dân cư, các quan chức ngoại giao Liên Hợp Quốc cho biết ông Annan vẫn sẽ thúc đẩy Nga và Trung Quốc giúp ông gây sức ép lên Damascus để kết thúc cuộc xung đột kéo dài cả năm trời.
Cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc hiện đang là đặc phái viên của LHQ và Liên đoàn Ả Rập về vấn đề Syria cho biết: chính quyền Syria đã đồng ý thời hạn ngừng bắn là ngày 10/4, tiếp theo đó là ngừng các hoạt động của phe chống đối trong vòng 48 tiếng. Hội đồng Bảo an LHQ hy vọng sẽ sớm chính thức thông qua thời hạn này.
Nga đã ủng hộ thời hạn 10/4, và nói rằng chính quyền ông Assad nên tiến hành biện pháp đầu tiên để ngừng bắn. Trong khi Moscow sẽ vẫn không chấp thuận việc can thiệp từ bên ngoài vào cuộc xung đột ở Syria, các nhà ngoại giao và quan sát viên cho rằng quan điểm của Moscow dã thay đổi theo hướng gây thêm nhiều sức ép lên Damascus.
Rất ít quan chức LHQ hoặc nhà ngoại giao ở New York đặt niềm tin vào lời hứa của ông Assad, vì trước đó ông Assad đã không thể giữ đúng lời nói của mình về việc sẽ ngừng cuộc tấn công vào những người biểu tình ủng hộ dân chủ và những người nổi dậy.
Đại sứ của Mỹ tại LHQ là bà Susan Rice - chủ tịch của HĐBA tháng này - phát biểu ý kiến rằng bầu không khí nghi ngờ bao trùm giữa các cường quốc phương Tây trong hội đồng.
"Liên Hợp Quốc lo ngại và khá nghi ngờ rằng chính quyền Syria sẽ thực thi các cam kết của họ ngay lập tức" - bà Rice nói với các phóng viên. "Trong trường hợp họ không thực thi, chúng tôi chắc chắn sẽ thảo luận với các đồng sự tại Hội đồng Bảo An về các biện pháp phù hợp tiếp theo".
Vậy "các biện pháp tiếp theo" có thể là gì? Trên lý thuyết, hội đồng có thể đưa ra các lệnh trừng phạt áp lên Damascus hoặc thậm chí cho phép can thiệp quân sự để bảo vệ người dân Syria như họ đã làm với trường hợp của Libya.
Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc đã nói rõ rằng họ phản đối lệnh trừng phạt của LHQ và sẽ không bao giờ ủng hộ lực lượng quân sự để lật đổ chính quyền Syria. Moscow và Bắc Kinh đã hai lần phủ quyết hiệp ước chỉ trích quân đội Syria tấn công người biểu tình và nói bóng gió về các khả năng trừng phạt.
Tuy nhiên, nếu như ông Annan báo cáo lại với HĐBA rằng ông Assad đã không thể thực thi theo đúng thời hạn đã định và kêu gọi thông qua một nghị quyết gây sức ép để Damascus thực thi bản kế hoạch 6 điểm, Nga sẽ khó lòng từ chối một yêu cầu như vậy.
Kế hoạch của ông Annan kêu gọi chấm dứt xung đột và đối thoại giữa phe chính phủ và phe vũ trang đối lập nhằm bắt đầu một "sự chuyển giao về chính trị".
Trong khi đó, những người thiệt mạng trong cuộc xung đột tại Syria vẫn tiếp tục tăng. LHQ cho biết quân đội Syria đã khiến cho hơn 9000 người thiệt mạng trong khi Damascus chỉ trích phe nổi dậy đã khiến cho 3000 người trong lực lượng an ninh thiệt mạng.
Các nhà hoạt động của phe đối lập cáo buộc quân đội Syria đã pháo kích vào hai thành phố hôm thứ Ba vừa qua trong một chiến dịch nhằm làm suy yếu lực lượng đang chiến đấu với quân chính phủ trước khi tới hạn chót lệnh ngừng bắn. Các tay súng của nhóm nổi dậy cũng vẫn tiếp tục tấn công, khiến ba binh sĩ thiệt mạng ở miền bắc Syria.
Nga mất bình tĩnh với Syria
Nga đã nhắc đi nhắc lại những lời cáo buộc Mỹ và châu Âu đã 'lừa gạt' Moscow hồi tháng 3/2011 để đạt được một nghị quyết của HĐBA nhằm cho phép lực lượng quân sự bảo vệ thường dân Libya, do đó, NATO có thể giúp cho lực lượng nổi dậy lật đổ lãnh đạo Muammar Gaddafi.
Một quan chức ngoại giao cấp cao của phương Tây nói: "Nga có ba mục tiêu vào lúc này. Thứ nhất là để trừng phạt phương Tây về chuyện Libya, thứ hai là để cho thấy rằng sức mạnh ngoại giao của họ là không thể bỏ qua được, và để bảo vệ quân cảng của họ ở Syria. Cả ba mục đích này đều rất quan trọng".
Nga có một quân cảng ở khu vực nước ấm ở Syria. Tuy nhiên, gần đây Nga ngày càng bực mình với Damascus và việc chính quyền Syria không thể chấm dứt cuộc nổi dậy kéo dài suốt cả năm qua, và đất nước này đang dần rơi vào cuộc nội chiến.
Một quan chức ngoại giao giấu tên khác của Liên Hợp Quốc đã theo dõi sát sao tình hình Syria nói rằng có "một sự thay đổi rất lớn trong quan điểm của Nga. Họ rõ ràng là đã nghe đủ mọi sự quanh co cũng như không khoan nhượng từ chính quyền Syria". Một quan chức chính phủ Mỹ đã coi sự ủng hộ của Moscow đối với thời hạn dành cho Syria là một "sự thay đổi quan trọng".
Một số quan chức ngoại giao phương Tây cho biết Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nói riêng với một số đồng nhiệm châu Âu rằng ông Assad có khả năng bị lật đổ, nhưng có thể một nhân vật nào đó trong cộng đồng Alawite có thể thay thế và vẫn giữ chính sách của ông Assad.
"Nga tin rằng thay đổi chế độ ở Syria sẽ dẫn đến hình thành nên một chế độ Hồi giáo sau một trận chiến đẫm máu" - một quan chức ngoại giao cấp cao nói. "Họ thà giữ nguyên chính quyền hiện nay còn hơn cho dù là có hay không có ông Assad".
Georgy Mirsky - một chuyên gia người Nga về vấn đề Trung Đông - đã nhắc lại quan điểm này. Ông nói rằng Moscow hy vọng rằng ông Assad vẫn nắm quyền nhưng ông ấy phải chuẩn bị cho mọi tình huốn có thể xảy ra, cải thiện hình ảnh của mình. Ông nói rằng sự ủng hộ của Nga đối với kế hoạch hòa bình của ông Annan và yêu cầu lực lượng chính phủ có biện pháp ngừng bắn trước không có nghĩa là Moscow đã từ bỏ ông Assad, hoặc gây sức ép lên ông Assad để rút quân khỏi các khu vực có thể rơi vào tay của phe đối lập.
"Tất nhiên Nga muốn chính quyền Assad tiếp tục nắm quyền, nhưng họ cũng không thể chắc chắn về sự tồn tại của ông ấy (Assad)" - ông Mirsky nói. "Một vài tháng trước, nếu như bạn hỏi một quan chức Nga, họ sẽ nói với bạn rằng chắc chắn là họ (Syria) sẽ sớm khắc phục và phe đối lập sẽ sớm bị đè bẹp. Giờ đây, họ cũng không chắc chắn lắm" - ông nói. "Và các nhà cầm quyền Nga đang muốn được công nhận là người ủng hộ công luận thế giới, cũng như là đối tác của ông Kofi Annan".
Lê Thu (theo Reuters)
Syria chấp nhận “cơ may cuối cùng”
Damascus đã chấp thuận kế hoạch sáu điểm của đặc phái viên Kofi Annan nhằm chấm dứt cuộc nội chiến đẫm máu tại nước này.
LHQ cấm vận cả vợ Tổng thống Syria
Phu nhân Tổng thống Syria có thể sẽ không được đặt chân tới châu Âu cũng như mua các loại hàng hóa được sản xuất hoặc bán tại đây.
"Lãnh đạo Syria đang mắc nhiều sai lầm"
Lãnh đạo Syria đang mắc "rất nhiều sai lầm" - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
đã nói trong một buổi họp báo. Giới quan sát cho rằng Moscow có thể sẽ có quan
điểm cứng rắn hơn với Damascus.
Nga kêu gọi Syria ngừng bắn
Nga đã tham gia vào Ủy ban Hội Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) để
ủng hộ kêu gọi ngừng bắn để cung cấp hỗ trợ nhân đạo mỗi ngày hai giờ tại Syria.
Sau khủng bố, thủ đô Syria lại chìm trong đấu súng
Một trận đấu
súng dữ dội đã xảy ra tại thủ đô Damascus của Syria giữa nhóm chống đối có tên
Quân đội Syria Giải phóng và lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad.
Thủ đô Syria rung chuyển vì bom kép
Hai vụ nổ liên tiếp đã làm rung chuyển thủ đô Syria, khiến cho 27 người thiệt
mạng và khoảng 140 người bị thương.
Truyền thông Syria đã gọi đây là các hành động “tấn công khủng bố”.
Can thiệp hay không can thiệp Syria?
Trong khi một số người dân Syria ủng hộ can thiệp của quốc tế,
những người khác lại cảnh báo về việc Syria có thể trở thành một Iraq
mới.
|