Ngày 7/11/2000, cử tri trên toàn nước Mỹ đã đi bỏ phiếu bầu vị tổng thống thứ 43 của nước này. Tuy nhiên, không ai ngờ, sự kiện rốt cuộc lại trở thành bê bối nghiêm trọng nhất lịch sử bầu cử Mỹ, với rất nhiều tranh cãi, hoài nghi và cả kiện tụng pháp lý.

Máy bay do thám Mỹ chao đảo chạm mặt tiêm kích Nga

Đã khôi phục được dữ liệu hộp đen máy bay Indonesia

Quả cầu ánh sáng kỳ bí trên bầu trời Australia

Hai máy bay đâm nhau giữa trời

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2000 ghi dấu sự cạnh tranh khốc liệt giữa Phó tổng thống Al Gore, ứng viên của đảng Dân Chủ và Thống đốc bang Texas George W. Bush, con trai lớn của cựu Tổng thống George H. W. Bush và cũng là ứng viên của đảng Cộng hòa.

Theo đánh giá của giới quan sát và dư luận lúc bấy giờ, cả hai ứng cử viên đều có ưu và nhược điểm riêng, không tỏ ra vượt trội so với đối thủ để có thể nắm chắc phần thắng trong cuộc chạy đua giành ghế lãnh đạo Nhà Trắng.

Các cuộc thăm dò dư luận trước bầu cử cũng cho thấy, hai bên bám đuổi nhau rất sát về tỉ lệ ủng hộ của cử tri. Trong khi ông Al Gore dường như có lợi thế ở các bang miền đông và miền tây, thì ông Bush nhận được nhiều ủng hộ ở các bang miền nam và trung tây đất nước. Vì vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng, việc phân định thắng thua giữa hai chính khách sẽ phụ thuộc vào kết quả bỏ phiếu ở một số bang trọng yếu, có số phiếu đại cử tri ngang ngửa nhau nhưng chưa rõ ủng hộ bên nào.

{keywords}
Ông Bush và ông Al Gore trong một cuộc tranh luận trực tiếp tháng 10/2000. Ảnh: Politico

Vào ngày bầu cử 7/11/2000, 97 triệu cử tri, tức là gần một nửa trong tổng số trên dưới 200 triệu cử tri Mỹ, đã đi bỏ phiếu bầu lãnh đạo đất nước cho 4 năm tiếp theo. Kết quả kiểm phiếu sơ bộ ở các bang miền đông hé lộ, quả thực, công chúng sẽ phải đợi đến phút chót mới biết gương mặt nào rốt cuộc đã được chọn. Những gì diễn ra sau đó đầy kịch tính, bất ngờ và được quyết định tại bang Florida, nơi Jeff Bush, em trai ứng cử viên Bush đang làm thống đốc.

Lúc hơn 20h tối ngày bầu cử, dựa vào thăm dò sau bỏ phiếu, tất cả các đài truyền hình Mỹ đồng loạt đưa tin, ông Al Gore đã thắng ở Florida. Tiếp đó, các bang chủ chốt khác như Pensylvania và Michigan cũng được thông báo đã bỏ phiếu cho ứng viên Dân chủ. Tất cả đồng nghĩa, ứng viên Cộng hòa cầm chắc nguy cơ thất bại.

Tuy nhiên, chuyện bất ngờ xảy ra gần 2 tiếng sau đó, khi mạng lưới truyền hình Mỹ rút lại dự đoán nhanh nhảu ban đầu và nói bang Florida chưa chắc đã về tay ông Al Gore. Lí do vì, quá trình kiểm phiếu hé lộ, số phiếu ủng hộ ông Bush đang tăng lên, khiến phe Cộng hòa khấp khởi hy vọng. Thế giằng co kéo dài đến quá nửa đêm, khi hai bang New York và California rốt cuộc đều ngả về phía ông Al Gore.

{keywords}
Hai ứng viên bám đuổi nhau rất sát về số phiếu ủng hộ. Ảnh: CNN

Vào 2h30 sáng hôm sau, khi 85% số phiếu ở Florida đã được kiểm đếm, cho thấy ông Bush dẫn trước ông Al Gore khoảng hơn 100.000 phiếu, các đài chính thức tuyên bố ứng cử viên Cộng hòa là người thắng chung cuộc. Theo thông lệ, ông Al Gore đã gọi điện cho ông Bush để nhận thua cuộc và ngỏ lời chúc mừng người đắc cử.

Đúng lúc này, chuyến bất ngờ thứ hai xảy đến. Chỉ 15 phút sau cuộc điện đàm đầu tiên, ông Al Gore gọi lại cho đối thủ nói tình thế đã thay đổi và rút lại quyết định nhận thua cuộc. Các đài truyền hình Mỹ một lần nữa đính chính, việc kiểm phiếu ở Florida vẫn chưa kết thúc. Thực tế, các phiếu được kiểm đếm sau đó đều thuộc những hạt tập trung đông cử tri ủng hộ đảng Dân chủ, nên ông Al Gore đã nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với ông Bush.

Tới sáng 8/11, khoảng cách giữa hai ứng viên chỉ còn vẻn vẹn 1.700 phiếu. Dù ông Bush vẫn dẫn trước, nhưng theo luật của bang Florida, cách biệt quá nhỏ, chưa đầy 0,5% tổng số phiếu bầu, buộc nhà chức trách phải tiến hành kiểm đếm lại để xem kết quả có chính xác hay không.

Ngày 26/11, Ủy ban bầu cử Florida tuyên bố ông Bush thắng sít sao nhờ hơn đối thủ 537 phiếu, chỉ tương đương gần 0,009% trong tổng số 6 triệu lá phiếu bầu tại bang này. Song, ông Al Gore không chấp nhận kết quả và tiến hành khởi kiện. Các rắc rối và tranh cãi nảy lửa bùng phát từ đây, khiến cuộc đua giành ghế tổng thống Mỹ kéo dài tới hơn một tháng.

{keywords}
Ảnh: NYT

Hỗn loạn suýt xảy ra vào ngày 9/12 khi Tòa Thượng thẩm Florida quyết định cho tái kiểm toàn bộ phiếu bầu của bang, đặc biệt là hơn 70.000 phiếu bị máy kiểm đếm loại trừ trước đó. Vài hạt đã ôm thùng phiếu ra đếm lại. Các nỗ lực kiểm phiếu độc lập cho những kết quả rất khác nhau, lần thì Al Gore thắng, lần thì Bush thắng, nhưng số phiếu chỉ chênh nhau vài trăm phiếu.

Tuy nhiên, không đầy 24 giờ sau, hy vọng mong manh của ứng viên Al Gore lại tắt ngúm khi Toà Tối cao liên bang đã vô hiệu hóa quyết định. Với 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống, Tòa Tối cao liên bang ngày 12/12 chính thức tuyên bố, lệnh tái kiểm phiếu của Tòa Thượng thẩm Florida là "vi phạm hiến pháp".

Phán quyết gây tranh cãi đồng nghĩa, ông Bush có thêm 25 phiếu đại cử tri của bang Florida, nâng tổng số phiếu đại cử tri giành được lên con số 271. Số phiếu đại cử tri của Al Gore là 266. Kết quả giúp ông Bush đắc cử ghế lãnh đạo Nhà Trắng, dù ít hơn 544.000 phiếu phổ thông tính trên cả nước so với ứng viên Dân chủ.

{keywords}
Những người ủng hộ ông Al Gore và đảng Dân chủ biểu tình phản đối phán quyết của Tòa Tối cao liên bang Mỹ. Ảnh: ABC

Phe Dân chủ tất nhiên không công nhận kết quả. Họ cáo buộc phe Cộng hoà đã loại hơn 54.000 lá phiếu ở Florida với lí do những người bỏ phiếu (trên phân nửa số này là người da màu) mất quyền bầu cử vì đang phạm pháp, dù thực tế phần lớn họ vẫn còn quyền bỏ phiếu hợp pháp theo quy định của bang.

Những người ủng hộ ông Al Gore cũng tỏ ra hoài nghi về các hạt có số phiếu cao bất thường. Ngoài ra, bê bối "phiếu đục lỗ lấp lửng" (cử tri dùng máy đục một lỗ trên phiếu, ở giữa hai cái tên thay vì bên cạnh tên của ứng cử viên họ chọn) cũng khiến máy kiểm đếm hiểu nhầm, xếp nhiều phiếu vào dạng không hợp lệ.

{keywords}
Ông Bush rốt cuộc đã đánh bại đối thủ Al Gore nhờ giành được nhiều phiếu đại cử tri hơn và trở thành tổng thống thứ 43 của Mỹ. Ảnh: CNN

Song, những nghi ngờ về độ tin cậy của hệ thống bầu cử ở Florida không đủ để ứng viên Dân chủ có thể đảo ngược tình thế. Ông Bush cuối cùng đã chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống được coi là kịch tính và gay cấn nhất lịch sử Mỹ. "Chưa từng có cuộc bầu cử tổng thống nào xảy ra với luật lệ bị phớt lờ, thời hạn bị thay đổi và những điều luật mới tinh từ trên trời rơi xuống như vậy", tờ U.S. News & World Report bình luận.

Tuấn Anh

Ngày này năm xưa: Án tử cho Saddam Hussein - 'Một trò chơi chính trị'?

Ngày này năm xưa: Án tử cho Saddam Hussein - 'Một trò chơi chính trị'?

Ngày 5/11/2006, Tòa án của chính phủ lâm thời Iraq tuyên án tử hình cựu Tổng thống Saddam Hussein vì vụ thảm sát 148 người Hồi giáo Shi'ite tại Dujail năm 1982.

Ngày này năm xưa: Bi kịch cuộc đời hoàng hậu ăn chơi bậc nhất châu Âu

Ngày này năm xưa: Bi kịch cuộc đời hoàng hậu ăn chơi bậc nhất châu Âu

Marie Antoinette sở hữu nhan sắc vô cùng xinh đẹp, trở thành hoàng hậu Pháp khét tiếng ăn chơi bậc nhất châu Âu nhưng có kết cục cuộc đời vô cùng bi thảm.

Ngày này năm xưa: Nữ thủ tướng lừng lẫy Ấn Độ bị ám sát

Ngày này năm xưa: Nữ thủ tướng lừng lẫy Ấn Độ bị ám sát

Ngày 31/10/1984, cả đất nước Ấn Độ rúng động trước thông tin nữ Thủ tướng Indira Gandhi bị hai lính cận vệ ám sát ngay tại tư dinh ở thủ đô New Delhi.

Ngày này năm xưa: Nghẹt thở giải cứu con tin Nga

Ngày này năm xưa: Nghẹt thở giải cứu con tin Nga

Ngày 26/10/2002, đặc nhiệm Nga tấn công vào nhà hát Dubrovca ở Moscow nhằm giải cứu gần 1.000 con tin.

Ngày này năm xưa: Cuộc đối đầu kịch tính Xô - Mỹ ở Cuba

Ngày này năm xưa: Cuộc đối đầu kịch tính Xô - Mỹ ở Cuba

Cách đây đúng 56 năm, thế giới suýt phải đối diện với một cuộc chiến tranh hạt nhân, bắt nguồn sự đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô. 

Ngày này năm xưa: Mối tình gây tranh cãi của huyền thoại âm nhạc Anh

Ngày này năm xưa: Mối tình gây tranh cãi của huyền thoại âm nhạc Anh

Ngày 18/10/1968, John Lennon, thành viên ban nhạc lừng danh The Beatles và người tình Yoko Ono bị bắt giữ tại căn hộ ở London vì sở hữu trái phép chất ma túy.