Ngày 22/10/1962, trong một bài phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy tuyên bố, các máy bay do thám của nước này đã phát hiện những căn cứ tên lửa bí mật của Liên Xô ở Cuba. Lãnh đạo Nhà Trắng cũng khẳng định, Mỹ sẽ có hành động quân sự để chấm dứt điều đó.

Chuyên gia tiết lộ chuyện tìm MH370 khó tin trong rừng Campuchia

London tắc nghẹt vì tuần hành rầm rộ chống Brexit

Bé mới biết đi gây sốc vì bắt rắn làm đồ chơi

Bài phát biểu ghi dấu sự kiện được coi là kịch tính nhất thời Chiến tranh Lạnh, từng khiến thế giới suýt phải đối diện với một cuộc chiến tranh hạt nhân, bắt nguồn sự đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô. Mãi về sau, các tài liệu được giải mật cùng lời kể của những người trong cuộc mới hé lộ các tình tiết ly kỳ, ít biết về sự kiện "Khủng hoảng tên lửa Cuba" đã xảy ra cách đây đúng 56 năm.

Vào những thập niên 50 - 60 của thế kỷ trước, hai phe Mỹ - Xô luôn trong tình trạng giằng co, “tên chuẩn bị rời cung, súng sẵn sàng lẩy cò” nhằm giành phần thắng trong cuộc đối đầu giữa hai siêu cường sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc.

Trong vòng 4 năm, từ 1958 - 1961, Washington đã cho triển khai hàng loạt tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) Thor ở Anh và các tên lửa IRBM Jupiter trên đất Italia cũng như Thổ Nhĩ Kỳ. Theo một số tài liệu, vào thời điểm này, chính quyền Mỹ đã cho bố trí ở các nước đồng minh tổng cộng hơn 100 quả tên lửa IRBM do nước này chế tạo, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tấn công lãnh thổ Liên Xô, khiến Moscow hết sức lo ngại.

Trong khi đó, sau thất bại thảm hại tại sự kiện Vịnh con lợn năm 1961 (Washington dàn xếp cho 1.500 phần tử Cuba lưu vong về nước nhằm lật đổ chính quyền non trẻ của nhà cách mạng Fidel Castro), Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ John F. Kennedy đã phê duyệt kế hoạch Mongoose, chuỗi chiến dịch tình báo phản gián chống lại Cuba do Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) chủ trì.

Các âm mưu chống phá mới khiến Cuba e sợ chính quyền Kennedy đang chuẩn bị chính thức xâm lược nước này. Havana cầu viện Moscow và được hứa giúp xây dựng "lá chắn hạt nhân" có khả năng ngăn chặn mọi cuộc tập kích trong tương lai nào của Washington.

Theo tính toán của Liên Xô, việc tăng cường sức mạnh quân sự cho Cuba vừa giúp liên bang ngăn chặn được kế hoạch lật đổ chính quyền Castro từ Washington, vừa giành lại cán cân sức mạnh đang có phần nghiêng về phía Mỹ.

{keywords}
Tên lửa đạn đạo tầm trung R-14 (hay còn gọi là SS-5) của Liên Xô. Ảnh: Wikimedia

Tháng 5/1962, Hội đồng Quốc phòng Liên Xô trình kế hoạch “Chiến dịch Anadyr” nhằm bí mật triển khai 5 trung đoàn tên lửa đạn đạo tầm trung R-12 (phương Tây gọi là SS-4) và R-14 (SS-5) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, 2 sư đoàn phòng không, một trung đoàn máy bay chiến đấu MiG-21, 4 trung đoàn bộ binh cơ giới và một lữ đoàn tàu tên lửa ở Cuba. Quân đội Liên Xô dự kiến huy động tổng cộng gần 60.000 người cùng 85 tàu vận tải, tàu ngụy trang để chở vũ khí và binh lính đến quốc gia Nam Mỹ.

Sau khi Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev thông qua kế hoạch, Liên Xô đã chuyển lô tên lửa R-12 đầu tiên đến Cuba trong tháng 8/1962 và lô tên lửa IRBM tiếp theo vào tháng sau đó.

{keywords}
Máy bay do thám U-2 của Mỹ. Ảnh: NYT

Tuy nhiên, ngày 14/10/1962, một chiếc máy bay do thám U-2 của Mỹ đã chụp được các bức ảnh tiết lộ việc lắp ráp tên lửa đạn đạo R-12 tại một địa điểm phóng bí mật ở Cuba. Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy sự hiện diện của các tên lửa tấn công hạt nhân Liên Xô ở Cuba.

Các chuyến bay do thám sau đó của máy bay Mỹ cho thấy, Liên Xô đã cài cắm khoảng 33 tên lửa tại Cuba. Song, tại một cuộc hội thảo về sự kiện nhiều thập niên sau đó, Đại tướng Liên Xô Anatoly I. Gribkov, người phụ trách việc triển khai các tên lửa ở Cuba vào năm 1962, hé lộ số đầu đạn hạt nhân được Liên Xo chuyển giao cho Cuba thực tế lên tới con số 45.

{keywords}
Một bức ảnh do máy bay do thám U-2 của Mỹ chụp, cho thấy một trận địa tên lửa Liên Xô triển khai tại Cuba. Ảnh: history.com

Quay trở lại thời điểm năm 1962, hai ngày sau khi sau khi máy bay do thám U-2 chụp được các bức ảnh về các tên lửa của Liên Xô ở Cuba, giới tình báo Mỹ đã tiến hành phân tích và gửi báo cáo lên Tổng thống Kennedy. Ông chủ Nhà Trắng ngay lập tức triệu tập các cuộc họp khẩn nhằm bàn thảo về cách đối phó.

Với Washington, việc tên lửa hạt nhân có mặt ở đảo quốc cách Mỹ khoảng 140 km là điều không thể chấp nhận và không thể nhượng bộ. Phái diều hâu trong Lầu Năm góc đề xuất những biện pháp cứng rắn, huy động máy bay chiến đấu và các lực lượng vũ trang trực tiếp ném bom, tấn công Cuba.

{keywords}
Tổng thống Kennedy thảo luận về cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba với Bộ trưởng Quốc phòng McNamara năm 1962. Ảnh: History.com

Tuy nhiên, các đề xuất trên đều vấp phải sự phản đối quyết liệt của phái ôn hòa chiếm đa số tại các cuộc họp của Lầu Năm góc và Nhà Trắng, với lí lo những hành động như vậy có thể châm ngòi nổ chiến tranh giữa Mỹ và Liên Xô.

Ngoài ra, do chưa biết rõ mục đích thực sự của Liên Xô khi triển khai tên lửa ở Cuba, nên ông Kennedy rốt cuộc tin, việc phát động một cuộc tấn công quy mô lớn vào Cuba lúc đó là vô cùng mạo hiểm. Song, tổng thống Mỹ vẫn quyết định thành lập hai tiểu ban đặc biệt gấp rút vạch ra kế hoạch chi tiết cho việc đối phó với tình hình mới phát sinh ở Cuba.

Trong khi Nhà Trắng đang tập trung nghiên cứu đối sách, Liên Xô đẩy nhanh tốc độ vận chuyển vũ khí và xây dựng căn cứ tên lửa ở Cuba. Liên Xô cũng thể hiện rõ thái độ cứng rắn về mặt ngoại giao, khi công khai cảnh báo sẽ không chịu khoanh tay đứng nhìn nếu "Mỹ lựa chọn hành động thù địch chống Cuba"

Tối ngày 22/10/1962, Tổng thống Kennedy bất ngờ lên truyền hình tuyên bố, các máy bay do thám của nước này phát hiện Liên Xô đang bí mật xây dựng các căn cứ tên lửa IRBM, có thể tấn công nhiều thành phố lớn của Mỹ, kể cả thủ đô Washington, ở Cuba. Lãnh đạo Nhà Trắng khẳng định, Mỹ sẽ có hành động quân sự nhằm chấm dứt "hành động khiêu khích, đe dọa an ninh" này. 

Ngay sau đó, Tổng thống Kennedy ra lệnh cho quân đội Mỹ ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu và bắt đầu phong tỏa toàn diện đối với Cuba từ 14h ngày 24/10/1962. Theo quyết định này, bất cứ tàu thuyền nào tới Cuba đều phải chịu sự kiểm tra của các tàu chiến Mỹ, nếu chống lệnh sẽ bị bắn chìm.

{keywords}
Tàu khu trục Joseph P. Kennedy (trái) của Mỹ dừng kiểm tra tàu Marucla của Liên Xô ngày 26/10/1962. Ảnh: Word Press

Tuyên bố của Tổng thống Kennedy được phát đi trên toàn thế giới bằng 38 ngôn ngữ khác nhau, đã làm rúng động toàn cầu. Nhiều người e sợ thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ đối đầu hạt nhân nghiêm trọng, thậm chí có thể làm bùng phát thế chiến thứ ba.

Đến ngày 27/10/1962, một máy bay do thám U-2 của Mỹ bị bắn hạ trên bầu trời Cuba càng khiến tình hình càng trở nên trầm trọng. Quân đội Mỹ đã tập kết tại Florida sẵn sàng cho một cuộc xâm lược Cuba.

Cả Liên Xô và Mỹ đều muốn giải quyết cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba theo hướng có lợi cho mình, vừa chuẩn bị cho khả năng huyết chiến, vừa triển khai thế tấn công ngoại giao kịch liệt.

{keywords}
Tổng thống Mỹ Kenedy (trái) và lãnh đạo Liên Xô Khrushchev đã đi đến thỏa thuận bí mật giúp hóa giải cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. 

Nhận thấy cuộc khủng hoảng đang leo thang và đẩy Cuba tới tình thế cực kỳ nguy hiểm, lãnh đạo Liên Xô Khrushchev đã chủ động viết thư trước cho Tổng thống Mỹ Kenedy, hứa sẽ cho rút các tên lửa tại Cuba để đổi lại lời cam kết của Washington về việc không xâm lược Cuba hoặc lật đổ Fidel Castro. Trong một tuần xảy ra khủng hoảng, hai nguyên thủ đã 9 lần trao đổi thư từ với nhau thông qua các đại sứ hai nước.

Cuối cùng, vào ngày 28/10/1962, Khrushchev đã thông báo trên đài phát thanh quốc gia rằng, Liên Xô đã chấp nhận đề xuất của người Mỹ và sẽ rút các tên lửa khỏi Cuba.

Đến giữa tháng 11/1962, toàn bộ các tên lửa Liên Xô được rút khỏi Cuba và vào tháng 4 năm sau, Mỹ cũng dỡ bỏ toàn bộ các tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ theo thỏa thuận bí mật. Thế giới thở phào nhẹ nhõm khi nguy cơ đại chiến hạt nhân bị dẹp bỏ sau một tuần khủng hoảng.

Tuấn Anh

Ngày này năm xưa: Mối tình gây tranh cãi của huyền thoại âm nhạc Anh

Ngày này năm xưa: Mối tình gây tranh cãi của huyền thoại âm nhạc Anh

Ngày 18/10/1968, John Lennon, thành viên ban nhạc lừng danh The Beatles và người tình Yoko Ono bị bắt giữ tại căn hộ ở London vì sở hữu trái phép chất ma túy.

Ngày này năm xưa: Bi kịch vũ nữ thoát y làm điệp viên

Ngày này năm xưa: Bi kịch vũ nữ thoát y làm điệp viên

Ngày 15/10/1917, vũ nữ thoát y lừng danh người Hà Lan Mata Hari bị xử tử tại một vùng ngoại ô Paris, Pháp vì tội làm gián điệp cho Đức.

Ngày này năm xưa: Vụ bạo loạn thảm khốc trên tàu chiến Mỹ

Ngày này năm xưa: Vụ bạo loạn thảm khốc trên tàu chiến Mỹ

Ngày 11/10/1972 xảy ra vụ đụng độ tồi tệ nhất lịch sử Hải quân Mỹ, giữa thủy thủ da đen và thủy thủ da trắng trên chiến hạm USS Kitty Hawk ngoài khơi Việt Nam.

Ngày này năm xưa: Tổng thống chao đảo sự nghiệp vì lụy tình

Ngày này năm xưa: Tổng thống chao đảo sự nghiệp vì lụy tình

Ngày 8/10/1998, Hạ viện Mỹ phê chuẩn việc xúc tiến luận tội Tổng thống Bill Clinton, mở đầu hàng loạt rắc rối làm chao đảo sự nghiệp của ông chủ Nhà Trắng lụy tình.

Ngày này năm xưa: Vụ chính biến rúng động nước Nga

Ngày này năm xưa: Vụ chính biến rúng động nước Nga

Vụ "chính biến 1993" rúng động Nga chấm dứt khi phe của Phó tổng thống Rutskoi đầu hàng Tổng thống Yeltsin.

Ngày này năm xưa: Án tử cho kẻ ám sát tổng thống Mỹ

Ngày này năm xưa: Án tử cho kẻ ám sát tổng thống Mỹ

Ngày 26/9/1901, tòa án liên bang ở Buffalo, New York, Mỹ đã tuyên án tử hình đối với Leon Czolgosz, một kẻ vô chính phủ đã ra tay ám sát Tổng thống William McKinley.

Ngày này năm xưa: Bi kịch bà hoàng xinh đẹp lấy vua điên nước Pháp

Ngày này năm xưa: Bi kịch bà hoàng xinh đẹp lấy vua điên nước Pháp

Cuộc đời Hoàng hậu Pháp Isabeau gắn liền với các âm mưu tranh đoạt quyền lực, cuộc xâm lược của Anh cùng đồn đại về chuyện ngoại tình chị dâu - em chồng.