1. Tỉnh/thành nào có mật độ dân số đông nhất cả nước?

  • TPHCM
    0%
  • Hà Nội
    0%
  • Bắc Ninh
    0%
  • Hưng Yên
    0%
Chính xác

Năm 2023, theo số liệu thống kê sơ bộ, mật độ dân số ở TPHCM là 4.513 người/km2. Diện tích của thành phố này là 2.095,4km2, dân số là hơn 9,45 triệu người.

Xếp thứ 2 là Hà Nội, với 3.359,8 km2, dân số 8,58 triệu, mật độ dân số là 2.556 người/km2.

Bắc Ninh là địa phương chỉ có diện tích 822,7km2 nhưng dân số lên tới 1,51 triệu người, do đó mật độ dân số rất cao: 1.844 người/km2.

2. Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất nước ta?

  • Kon Tum
    0%
  • Lai Châu
    0%
  • Bắc Kạn
    0%
Chính xác

Ở Lai Châu, mật độ dân số chỉ 54 người/km2. Tỉnh này có diện tích 9.068,7 km2, nhưng dân số chỉ hơn 489.000 người.

Kon Tum và Bắc Kạn là 2 địa phương có mật độ dân số cũng rất thấp, lần lượt là 61 và 67 người/km2.

3. Tỉnh nào có diện tích nhỏ nhất Việt Nam?

  • Hưng Yên
    0%
  • Bắc Ninh
    0%
  • Hà Nam
    0%
Chính xác

Bắc Ninh là tỉnh chỉ có diện tích 822,7 km2, nhưng dân số đông, hơn 1,5 triệu người. 

Hà Nam xếp thứ 2 với 861,9 km2 và Hưng Yên là 930,2 km2.

4. Địa phương nào có tỷ suất nhập cư cao nhất cả nước?

  • Bình Dương
    0%
  • TPHCM
    0%
  • Bắc Ninh
    0%
Chính xác

Tỷ suất nhập cư phản ánh số người từ đơn vị lãnh thổ khác (nơi xuất cư) nhập cư đến một đơn vị lãnh thổ trong kỳ nghiên cứu tính bình quân trên 1.000 dân của đơn vị lãnh thổ đó (nơi nhập cư).

Năm 2023, tỷ suất nhập cư của Bình Dương là 28,1 phần nghìn. Trong khi đó TPHCM là 10,6. Tỉnh Bắc Ninh là nơi có tỷ suất nhập cư cao nhất cả nước với 39,9 phần nghìn. Con số này ở vùng Đồng bằng Sông Hồng là 4.

Trong khi đó, tỉnh có tỷ suất xuất cư cao nhất cả nước là Lạng Sơn (15,3 phần nghìn), tiếp theo là Sóc Trăng và Trà Vinh, lần lượt là 13,3 và 11,5.

5. Thanh niên tỉnh nào trong khu vực Đồng bằng sông Hồng kết hôn sớm nhất?

  • Nam Định
    0%
  • Quảng Ninh
    0%
  • Hải Dương
    0%
Chính xác

Thanh niên ở Nam Định kết hôn lần đầu vào năm 25 tuổi, theo số trung bình. Tại Quảng Ninh, Hải Dương hay Thái Bình, con số này từ 27,3-27,4 tuổi. Trong khi đó, thanh niên Hà Nội gần 28 tuổi mới kết hôn. Tuổi kết hôn lần đầu trung bình ở khu vực Đồng bằng sông Hồng là 27.

6. Người dân vùng nào sống thọ nhất Việt Nam?

  • Đồng bằng sông Hồng
    0%
  • Đông Nam bộ
    0%
  • Đồng bằng sông Cửu Long
    0%
Chính xác

Năm 2023, tuổi thọ người dân Việt Nam bật tăng mạnh, từ 73,7 lên 74,5 tuổi. Trong đó, người dân thành thị có tuổi thọ trung bình là 76,8; nữ giới Việt Nam sống lâu, đạt mức 77,2 trong khi nam giới là 72,1.

Tính theo vùng, Đông Nam bộ là nơi người dân sống lâu nhất với tuổi thọ trung bình là 76,3. Tây Nguyên tuổi thọ của người dân chỉ đạt 72.

Trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, Hà Nội là địa phương có tuổi thọ người dân cao nhất, 76,1 tuổi. Mức chung của vùng này là 75,7 tuổi.

Người dân Đà Nẵng có tuổi thọ trung bình đạt 76,3 tuổi, cao nhất khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.

Kon Tum là nơi người dân có tuổi thọ chỉ đạt 69,7 tuổi, thấp nhất cả nước.

Người dân TPHCM có tuổi thọ cao nhất nước, 76,5 tuổi; bám sát là Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai, lần lượt là 76,4 và 76,3 tuổi.