Việc Triều Tiên liên tục thất bại trong các cuộc thử nghiệm tên lửa tầm xa Taepodong-2, các chuyên gia cho rằng Bình Nhưỡng vẫn còn cả một chặng đường dài phía trước để có thể làm chủ được công nghệ tên lửa tầm xa.

Tên lửa Kwangmyongsong-3 (Quang Minh Tinh 3) đã không thể đưa vệ tinh Unha-3 (Ngân hà 3) vào quỹ đạo

Triều Tiên đã phóng tên lửa gì?

Bình Nhưỡng nói rằng họ đã phóng tên lửa Kwangmyongsong-3 (Quang Minh Tinh 3) để đưa vệ tinh Unha-3 (Ngân hà 3) vào quỹ đạo, nhưng đã không thành công. Quân đội Mỹ lại nói rằng Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) loại Taepodong-2. Về cơ bản thì tên lửa Taepodong-2 có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.

Tên lửa Taepodong-2 có chiều dài khoảng 30m, có ba giai đoạn với tầm bắn ước tính khoảng 6000-9000 km. Triều Tiên đã thử nghiệm tên lửa này hai lần, vào tháng 7/2006 và tháng 4/2009, nhưng đều không thành công. Triều Tiên đã thử nghiệm tên lửa Taepodong-1 vào năm 1998.

Điều gì đã xảy ra?

Tên lửa này được phóng lúc 7:39 sáng ngày 13/4 từ một căn cứ ở Tongchang-ri miền đông bắc của Triều Tiên, và phát nổ trên bầu trời 81 giây sau đó khi đang di chuyển về hướng nam.

Giai đoạn đầu của tên lửa đã tách và rơi xuống biển Hoàng Hải, cách Seoul khoảng 165km. Nhưng giai đoạn hai và ba của tên lửa cũng bị rơi.

Nguyên nhân thất bại

Hiện vẫn còn quá sớm để xác định xem nguyên nhân nào dẫn đến việc phóng tên lửa thất bại, nhưng "có vẻ như giai đoạn hai của tên lửa có trục trặc trong khi phân tách và phát nổ" - Peter Crail, một nhà phân tích của Hiệp hội Điều khiển Vũ khí nói. "Giai đoạn đầu đã rơi ở đâu đó mà Triều Tiên đã dự tính trước".

Kết quả này đã cho thấy một 'bước lùi' của Bình Nhưỡng, khi mà trong các lần thử nghiệm trước, giai đoạn một và giai đoạn hai của tên lửa đã tách thành công.

Hans Kristensen thuộc Liên hiệp các nhà khoa học Mỹ cho biết việc kiểm soát phân tách giai đoạn khi phóng tên lửa là một thách thức hóc búa về mặt công nghệ, ngay cả với các quốc gia có các chương trình tên lửa tiên tiến cũng vẫn phải chật vật xử lý.

"Chẳng hạn như nếu việc phân tách này xảy ra quá chậm, hoặc không thể thực hiện, thì giai đoạn hai sẽ bị cháy -- dù vẫn gắn với các phần thấp hơn, và nó sẽ làm tên lửa nổ ra thành từng mảnh" - Kristensen phân tích.

Việc căn giờ cho từng giai đoạn phải chính xác, và nếu tên lửa rung quá lớn sẽ làm cho quá trình phân tách bị trật.

Thất bại này nói lên điều gì về chương trình tên lửa của Triều Tiên?

Kết quả này cho thấy dường như Triều Tiên "có vấn đề trong việc lập trình, xét trong khía cạnh rút kinh nghiệm từ các thành công và thất bại trước đó, rồi sau đó xây dựng nên tên lửa mới" - Crail nói.

Trong lần thử nghiệm năm 2006, giai đoạn hai của tên lửa dựa trên tên lửa Nodong của Liên Xô, trong khi năm 2009 và lần gần đây nhất, giai đoạn hai của tên lửa lại bắt chước từ từ loại SSN-6 của Nga còn hiện đại hơn.

Các thử nghiệm thất bại cho thấy Triều Tiên 'vẫn chưa khắc phục được các quá trình công nghiệp như kiểm soát chất lượng, các phân tích tin cậy, tích hợp hệ thống và các công nghệ như kiểm soát đẩy' - Poornima Subramaniam, một nhà phân tích trong tạp chí quốc phòng hàng đầu IHS nói.

Các chuyên gia cho biết: một chương trình tên lửa đạn đạo cần rất nhiều năm thử nghiệm thành công. Trong 14 năm qua, Triều Tiên tiến hành 4 vụ thử tên lửa, và tất cả đều thất bại.

"Vẫn cần vài năm nữa để Triều Tiên có thể có một chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa chắc chắn" - Crail nói và cho rằng phải ít nhất 2-3 năm nữa Triều Tiên mới có thể đạt được kết quả đó.

  • Thu Lượng (theo Channel News Asia)

Toàn cảnh Triều Tiên phóng vệ tinh
Triều Tiên đang chuẩn bị phóng vệ tinh thời tiết, một động thái khiến nhiều nước lo ngại.
 
Phản ứng kỳ lạ của Nga về thử tên lửa Triều Tiên
Nga cho rằng Triều Tiên có quyền thăm dò không gian vì mục đích hòa bình và trong tương lai, lệnh cấm của Liên Hợp Quốc đối với hoạt động này nên được giỡ bỏ.
 
Hồ sơ chương trình tên lửa của Triều Tiên
Vụ phóng thất bại tên lửa đẩy Unha-3 đánh dấu lần phóng thất bại liên tiếp thứ ba trong chương trình không gian của Triều Tiên. Trước đó, trong một sứ mệnh tương tự vào năm 2009, Triều Tiên cũng đã gặp thất bại.
 
Triều Tiên trình làng tên lửa mới
Triều Tiên hôm nay (15/4) đã tiết lộ một tên lửa mới tại lễ diễu binh tại Bình Nhưỡng, vốn diễn ra để kỷ niệm 100 năm ngày sinh người sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành.
 
Triều Tiên đang phát triển tên lửa tầm xa mới
Theo truyền hình Hàn Quốc, Bình Nhưỡng đang phát triển một loại tên lửa đạn đạo tầm xa mới nhằm đưa vệ tinh vào quỹ đạo.