- Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là nhà lãnh đạo có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp đổi mới đất nước. Với phong cách nói ít làm nhiều của mình, ông đã để lại dấu ấn rất quan trọng trong việc tạo dựng nền tảng cho kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải: "Bảy Nhị giấu mà bà con khai hết rồi"

Nghe tin Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã ra đi, vì muốn lưu giữ những hình ảnh đẹp về ông nên anh em làm chứng khoán chúng tôi đã tìm lại những bức ảnh ông chụp chung với Sở giao dịch với Uỷ ban chứng khoán nhà nước hay với một công ty chứng khoán nào đó nhưng bất lực. Khi tìm kiếm trong google chỉ thấy vài bức ảnh của ông vào ngày gõ chuông mở cửa Sở giao dịch chứng khoán tại New York nhân chuyến thăm chính thức đầu tiên của một nguyên thủ Việt Nam đến Hoa kỳ.

Cũng thật lạ, vị Thủ tướng Chính phủ của thời kỳ hậu cấm vận của Mỹ, thời kỳ giải quyết bao vấn đề để Việt nam hội nhập quốc tế, gia nhập Asean, WTO... vị Thủ tướng của Chính phủ xây dựng và trình Quốc hội thông qua luật doanh nghiệp, quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, quyết định thành lập thị trưởng chứng khoán ở Việt Nam trong lúc còn nhiều người cho rằng thị trường chứng khoán là sản phẩm của riêng chủ nghĩa tư bản, đưa Việt Nam tham gia thị trường tài chính Quốc tế huy động 750 triệu trái phiếu chính phủ đầu tiên tại thị trường New York... mà lại không có bức ảnh nào lưu lại trên google.

{keywords}
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải trong chuyến thăm Hoa Kì.

Hai mươi năm kể từ ngày ông lên làm Thủ tướng, những nền tảng mà Chính phủ của ông đã tạo ra một thế hệ doanh nhân của hệ thống doanh nghiệp tư nhân hiện đang đóng góp 42,9% tổng GDP của cả nước, những doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá như Vinamilk, Gemadept, Công ty cơ điện lạnh, các nhà máy điện...phát triển mạnh mẽ và hiệu quả vượt bậc mang lại nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp đáng kể thuế cho ngân sách nhà nước. Thị trường chứng khoán nay đã trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu cho nền kinh tế ngày hôm nay đã có thể huy động nhiều tỷ đô la cho các doanh nghiệp cũng như trái phiếu chính phủ...

Ngày hôm nay giới doanh nhân của một nước Việt Nam hội nhập có thể đi bất cứ đâu trên thế giới để tìm cơ hội phát triển, thế giới nhỏ bé và hội nhập trong con mắt của các doanh nhân Việt Nam, tự tin có thể làm được những việc lớn lao như những doanh nhân của các quốc gia khác trên thế giới, một phần rất lớn nhờ vào việc mở cửa của đất nước mình lúc ấy mà cố Thủ tướng Phan Văn Khải là người đã đứng mũi chịu sào đặt nền tảng cho đất nước đang trong quá trình Đổi mới, thoát khỏi sự bao vây cấm vận và đói nghèo.

Là người kế tục xuất sắc con đường của Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông là nhà lãnh đạo có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp đổi mới đất nước. Với phong cách nói ít làm nhiều của mình, ông đã để lại dấu ấn rất quan trọng trong việc tạo dựng nền tảng cho kinh tế thị trường ở Việt Nam, cùng với công cuộc cải cách hành chính, kinh tế Việt Nam đạt được những kết quả rất tốt đẹp. Ông cũng là người đóng góp to lớn, có phần quyết định trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1997 – 2006.

Giai đoạn ông làm Thủ tướng, Luật Doanh nghiệp ra đời năm 1999 và sau đó sửa đổi năm 2005, cũng như thị trường chứng khoán ra đời năm 2000 là những minh chứng sống động cho quan điểm nhất quán và tầm nhìn của ông.

Cho dù không có một bức ảnh nào của ông trong google nhưng chúng tôi luôn nhìn thấy hình ảnh ông ở mọi lúc, mọi nơi trong cuộc đời này.

Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI)

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải: “Bảy Nhị giấu mà bà con khai hết rồi”

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải: “Bảy Nhị giấu mà bà con khai hết rồi”

Sau Tết Nguyên đán 2002, ông về thăm An Giang, gặp dân Thủ tướng hỏi ăn Tết ra sao, dân nói “có bắn pháo hoa vui lắm”....

Lời thề của Đại tướng Lê Đức Anh ở Trường Sa năm 1988

Lời thề của Đại tướng Lê Đức Anh ở Trường Sa năm 1988

"Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta".

Gạc Ma 1988: Trường Sa, bài học lịch sử bằng máu

Gạc Ma 1988: Trường Sa, bài học lịch sử bằng máu

Sự kiện thảm sát Gạc Ma đã diễn ra 30 năm trước, nhưng bài học kinh nghiệm luôn cần được đặt ra mổ xẻ để bánh xe lịch sử không lặp lại.