Vào dịp đầu năm, những mặt xấu của lễ hội Việt Nam lại trở nên nhức nhối. Những hình ảnh như chen lấn, giẫm đạp, trèo tường, bắc thang, ăn xin, giả sư, bán thịt thú rừng, chặt chém du khách... lại tái diễn.
Xuất ngoại lễ chùa vì chán ngấy lễ hội Việt
Nhìn lễ hội, tôi chán ghét cảnh đi chùa ngày nay
Nhức mắt cảnh chen lấn, giẫm đạp ở lễ hội Việt
Vui, ngộ, lạ ở lễ hội Việt
Bức xúc nạn sư giả, ăn xin "bủa vây" lễ hội
Lễ hội đầu năm: Cướp hoa, ném tiền, giẫm đạp tranh lộc
Nhìn lễ hội, tôi chán ghét cảnh đi chùa ngày nay
Nhức mắt cảnh chen lấn, giẫm đạp ở lễ hội Việt
Vui, ngộ, lạ ở lễ hội Việt
Bức xúc nạn sư giả, ăn xin "bủa vây" lễ hội
Lễ hội đầu năm: Cướp hoa, ném tiền, giẫm đạp tranh lộc
Đi chùa, người ta cần sự yên tĩnh, thanh tịnh. Nhưng ở Việt Nam, những tiếng rao bán, chào mời, chèo kéo khách của các cửa hàng, các quán ăn... tạo nên thứ âm thanh vô cùng hỗn độn, xô bồ lại diễn ra ngay ở chốn cửa thiền linh thiêng. Những âm thanh chợ búa đấy diễn ra ở rất nhiều nơi trên đất nước ta vào mùa lễ hội, điển hình như chùa Hương, Yên Tử, chùa Bái Đính...
Tình trạng vung vãi tiền lẻ vẫn còn tồn tại dai dẳng.
Tiền lẻ tràn bệ thờ. Ảnh: DV |
Tiền rải đầy người Phật. (Ảnh của độc giả Phan Hoài Hiệp) |
Việc kinh doanh thịt thú rừng, hàng ăn mặn và một số mặt hàng khác có thể mang lại lợi nhuận rất lớn nhưng rất không hợp lý với văn hóa nơi cửa chùa và giáo lý nhà Phật. Vấn nạn này năm nào cũng tái diễn, làm nhức mắt dư luận và những người có tâm, mộ đạo và hướng đạo.
Kinh doanh thịt thú rừng ở chùa Hương (Ảnh: Infonet) |
Một hình ảnh không đẹp, là cảnh chen lấn, giẫm đạp, tranh cướp ở lễ hội, đền chùa.
Cảnh chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau trở nên phổ biến ở các lễ hội. (Ảnh: Báo Đất Việt) |
Giẫm đạp lên nhau để cướp phết. (Ảnh: VnE) |
Trong đêm khai ấn đền Trần (Nam Định), người dân chen nhau chui vào đền, giành giật hoa và cành lộc trên ban thờ mang ra ngoài khiến buổi lễ trở nên hỗn loạn. (Ảnh: VnE) |
Tại lễ phát ấn đền Trần diễn ra, hàng nghìn người xô đẩy, giẫm đạp lên nhau để giành giật cơ hội mua bằng được lá ấn nhằm thăng quan tiến chức. Nhiều người bị xô ngã, mất trộm, rạch túi trong khi bổng lộc, may mắn chưa thấy đâu (Ảnh: VnE) |
Nhiều người còn leo thang, vượt tường vào chùa lễ Phật.
Trèo lên tường xem rước ở Hội Lim (Tiên Du, Bắc Ninh). (Ảnh: VietNamNet) |
Tình trạng ăn xin, sư giả là vấn đề nhức nhối tại các dịp lễ hội, nhất là vào dịp đầu năm.
Sư giả được dịp hoành hành (Ảnh: VTC News) |
Tổ đội ăn xin xếp thành hàng dài giữa đường vào đền chính Phủ Dầy (Ảnh: Khám phá) |
Tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, nhiều cảnh không đẹp đang diễn ra: Cha mẹ xui trẻ vượt hàng rào sờ đầu rùa lấy may, ngồi lên đầu rùa để chụp ảnh; gửi xe với giá cắt cổ, vứt tiền lẻ và rác khắp nơi…
Mẹ xúi con chui qua hàng rào để vào khu bia Tiến sĩ sờ đầu rùa. |
Tại sân Thái Học, người dân vô tư xả rác mặc dù những thùng gom rác được bố trí khá nhiều |
Khách tham quan đua nhau ném tiền lẻ vào khu vực bia đá. Thậm chí, nhiều người còn gấp nhỏ tiền nhét vào miệng rùa đá cầu may. (Ảnh: VNE) |
Bảo vệ cũng tranh thủ “chém đẹp” khách gửi xe với giá cắt cổ |
Rất nhiều hình thức cờ bạc, đỏ đen cũng ngang nhiên hoạt động ở các đền chùa, lễ hội. Những trò cờ bạc này diễn ra công khai vậy mà không thấy cơ quan chức năng sờ gáy.
Dọc theo đường vào khu di tích lịch sử Lam Kinh có đến hàng trăm sới các trò chơi cờ bạc núp bóng hình thức trò chơi dân gian. (Ảnh: Dân trí) |
Không chỉ nam giới mà cả nữa giới cũng bị các trò đỏ đen thu hút tìm vận may. (Ảnh: Dân trí) |
Đi lễ mà bắt gặp những cảnh tượng này sẽ khiến du khách tâm bất an, lòng không vui.
Thu Hòa (Tổng hợp)