1. Thành phố nào ở Trung Quốc có kết cấu hình bát quái, không có đèn giao thông và không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt?
-
A. Tajik Taxkorgan
0%
- B. Sùng Tả
0%- C. Đặc Khắc Tư
0%- D. Lhasa
0%Chính xácVới dân số vào khoảng 170.000 dân, Đặc Khắc Tư được thành lập vào năm 1937 và nhanh chóng thu hút được sự chú ý của truyền thông nhờ quy hoạch độc đáo. Tương truyền bố cục bát quái của thành phố được thiết kế bởi một giáo sĩ nhà Tống, mang tên Qiu Chuji.
Tất cả đường xá đều được quy về một điểm là quảng trường Bát Quái có chiều cao 50m. Toàn thành phố được xây 3 vành đai vàng. Vành đai thứ nhất là quảng trường lớn, vành đai thứ 2 là các tòa nhà dịch vụ công cộng và cửa hàng, vành đai thứ 3 chính là nhà ở của cư dân.
Từ quảng trường Bát Quái ở thành phố này sẽ có tám con đường chính gồm Càn, Khôn, Tốn, Chấn, Khảm, Ly, Cấn, Đoái, mở rộng ra khắp mọi hướng tạo nên các đường thoát nước nhanh khi lũ đổ về.
Ngoài ra, một điểm đặc biệt khác ở Đặc Khắc Tư là thành phố này không có hệ thống đèn giao thông bởi lẽ các con đường được nối thông với nhau theo hình vòng cung nên sẽ không xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông và các phương tiện dù cho đi theo hướng nào cũng sẽ đến được đích. Tuy nhiên, để tránh bị lạc thì mỗi con đường đều có bảng chỉ dẫn.
2. Ngọn núi nào ở Trung Quốc cao chưa đến 1m?
-
A. Tĩnh Sơn
0%
- B. Tề Vân Sơn
0%- C. Tam Thanh Sơn
0%- D. Không Động Sơn
0%Chính xácTĩnh Sơn có độ cao 60 cm tính từ mặt đất cho tới điểm cao nhất của nó và hoàn toàn có thể chinh phục nó chỉ với một bước chân nhẹ. Jingshan có thể không phải ngọn núi ấn tượng nhất thế giới, nhưng nó lại là ngọn núi duy nhất chỉ có ở xã Thọ Quang, tỉnh Sơn Đông một biểu tượng của khu vực và là một trong những điểm hút du khách khi tới đây.
Theo những tài liệu lịch sử ghi lại, ngọn núi này thực chất đã có từ cách đây hơn 100 năm, trong đó phần chân núi rộng và nằm sâu dưới nền đất, trong khi đỉnh núi lộ ra một chút. Nhưng do đây là ngọn núi thuộc diện bảo vệ đặc biệt, nên hiện nay không ai dám đào nó lên để xem phần còn lại nằm sâu bao nhiêu dưới lòng đất.
Tuy nhiên, theo ông Zheng Binhai, một cựu quan chức thuộc Viện Bảo tàng Thọ Quang, trước đây đã từng có một nhóm người được phép đào Jingshan để xác định xem đây có phải một ngọn núi hay chỉ là một tảng đá. Sau khi đào được vài mét mà không thấy phần chân của núi, nhóm người này đã bỏ cuộc.
3. Thư viện khổng lổ giữa sa mạc, mở cửa 24/24 giờ nằm ở đâu?
-
A. Khu tự trị Ninh Hạ
0%
- B. Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương
0%- C. Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ
0%- D. Khu tự trị Nội Mông Cổ
0%Chính xácThư viện Desert Galaxy Camp được mở cửa hồi đầu tháng 6/2022 nằm ở khu tự trị Ninh Hạ, Trung Quốc. Điều đặc biệt của thư viện này là nó được xây dựng trên một sa mạc.
Thư viện có cấu trúc ba tầng với lớp mái đặc biệt có thể ngăn chặn tia tử ngoại của ánh nắng Mặt Trời. Dù nhiệt độ bên ngoài luôn ở ngưỡng trên 30 độ C nhưng bên trong thư viện lại vô cùng mát mẻ. Có 40.000 đầu sách hiện đang được lưu trữ tại đây để đáp ứng yêu cầu của độc giả mọi lứa tuổi, ngành nghề. Thư viện này được mở cửa 24/24 giờ đồng thời có nhà hàng, quán cà phê để phục vụ du khách tham quan.
4. Tên của con sông hẹp nhất thế giới nằm ở Trung Quốc, tồn tại suốt 100 thế kỷ?
-
A. Sông Galwan
0%
- B. Sông Tarim
0%- C. Sông Thanlwin
0%- D. Sông Hualai
0%Chính xácSông Hualai nằm trên cao nguyên Nội Mông ở phía bắc Trung Quốc, dài hơn 17km nhưng có chiều rộng trung bình chỉ 15cm. Nơi hẹp nhất của nó chỉ rộng 4cm.
Thật khó để tin rằng một con sông như Hualai thực sự tồn tại, nhưng theo các chuyên gia Trung Quốc, nó đã chảy qua đồng cỏ Gongger trong ít nhất 10.000 năm. Theo đó, con sông này bắt nguồn từ một con suối ngầm và chảy vào hồ Dalai Nur trong khu bảo tồn thiên nhiên Hexigten Grasslands.
Mặc dù một số người nói rằng Hualai quá hẹp để có thể được coi là một con sông, nhưng trên thực tế, kích thước không phải là yếu tố phân biệt giữa sông, suối hay lạch. Hualai là một khối nước vĩnh viễn, chảy đều đặn quanh năm và có đầy đủ các yếu tố để cấu thành một con sông như lưu vực được xác định rõ ràng, đồng cỏ ngập lụt...
5. Thổ Lâu ở Phúc Kiến bắt nguồn từ dân tộc nào?
-
A. Duy Ngô Nhĩ
0%
- B. Nạp Tây
0%- C. Hồi
0%- D. Khách Gia
0%Chính xácTulou hay Thổ Lâu Phúc Kiến là một quần thể các ngôi nhà bằng đất được xây dựng hết sức độc đáo của của người Khách Gia (Hakka) và các dân tộc khác sinh sống tại các vùng núi ở phía tây nam tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Phần lớn các dãy nhà tại đây được xây dựng trong thời gian từ thế kỷ XII đến thế kỷ XX.
Theo National Geographic, mỗi dãy nhà Thổ Lâu sẽ có hình dạng phổ biến là tròn hoặc chữ nhật, với những bức tường có độ dày rất lớn cao từ ba đến năm tầng, bên trên cùng lợp ngói và có sức chứa có thể lên tới 800 người. Bên trong những bức tường dày này là những sảnh, nhà kho, giếng và khu vực sinh hoạt, toàn bộ cấu trúc giống như một thành phố pháo đài nhỏ.
Những bức tường được tạo bằng cách trộn đất nện với đá, tre, gỗ hoặc các vật liệu có sẵn khác để tạo thành những bức tường dày đến 1,8 m. Cành cây, gỗ và tre thường được đặt sâu trong tường giúp gia cố. Kết quả là, một tòa nhà lấy ánh sáng tốt, thông gió, chống gió, động đất, ấm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hè.
Thổ lâu Phúc Kiến thường chỉ có một cổng chính được che chắn bởi bốn cánh cửa gỗ dày từ 100–130 mm, được gia cố bên ngoài thêm các tấm thép. Tầng cao nhất của thổ lâu có những lỗ súng nhằm mục đích phòng thủ.
6. Món "trứng nước tiểu ngựa" có từ triều đại nào?
-
A. Thời nhà Tống
0%
- B. Thời nhà Nguyên
0%- C. Thời nhà Minh
0%- D. Thời nhà Thanh
0%Chính xácMón trứng này được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như trứng trăm năm, trứng nghìn năm hay trứng thiên niên kỷ. Vì có mùi ammoniac đậm đặc nên nó được nhiều người gọi với cái tên 'trứng nước tiểu ngựa'.
Mặc dù chi tiết về món “trứng thế kỷ” không được ghi lại trong văn bản, các nhà khoa học vẫn ước tính nó đã có từ hơn 500 năm trước dưới thời nhà Minh. Bên cạnh những ứng dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất trứng hàng loạt, quá trình bảo quản trứng về cơ bản không có nhiều thay đổi.
Ngày nay, nó trở nên phổ biến được sản xuất hàng loạt, thậm chí có sẵn ở các cửa hàng tạp hóa của Trung Quốc và nằm trong danh sách những món ăn châu Á phải thử, cùng với súp chân gà hay canh rắn.
7. Nơi nào được mệnh danh là thành phố hạnh phúc nhất của Trung Quốc?
-
A. Nam Kinh
0%
- B. Trùng Khánh
0%- C. Vũ Hán
0%- D. Thành Đô
0%Chính xácNếu ưu tiên đến thăm một nơi mà người dân địa phương lúc nào cũng tươi cười, vui vẻ thì không đâu tốt bằng Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Thành phố này được bình chọn là "Thành phố hạnh phúc nhất Trung Quốc" trong 12 năm liên tiếp, theo khảo sát thường niên do tạp chí Oriental Outlook kết hợp với hãng thông tấn quốc gia Tân Hoa xã thực hiện. Kết quả khảo sát dựa vào các dữ liệu bình chọn từ người dân, chuyên gia cùng điểm chấm cho các hạng mục: thu nhập, dịch vụ y tế, mức sống trong thành phố, điểm đến...
Thành Đô cũng là nơi đầu tiên được UNESCO chứng nhận là Thành phố Ẩm thực vào 2010. Một trong những món nổi tiếng nhất ở đây chính là lẩu hay đậu hũ Tứ Xuyên cay xé lưỡi, món bánh bao Zhong (nhân thịt với dầu ớt và nước tương ngọt), mì ngọt, ... Hai món khác du khách cũng không thể bỏ lỡ là vịt hun khói với lớp da giòn ngọt, thịt mang vị mặn cùng tofa - một loại đậu phụ mềm.
8. Món đậu phụ thối của Trung Quốc có từ thời vua nào?
-
A. Vua Khang Hy
0%
- B. Vua Ung Chính
0%- C. Vua Càn Long
0%- D. Vua Gia Khánh
0%Chính xácTương truyền, đậu phụ thối có từ đời Khang Hy, hoàng đế thứ tư của nhà Thanh. Bấy giờ, Vương Trí Hòa, một sĩ tử thi trượt, không có lộ phí về nhà nên ở lại kinh thành bán đậu phụ. Một ngày nọ, đậu phụ bị ế, anh ta bèn cắt đậu thành những miếng nhỏ đem ướp muối trong chum. Vài ngày sau, anh mở chum ra, thấy đậu phụ bốc mùi rất thối và chuyển sang màu lục. Nếm thử thấy ngon, Vương Trí Hòa bèn mang ra bán. Món ăn lạ từ đó được nhiều người chuộng và lan truyền rộng rãi.
Đậu phụ thối đã trở nên quen thuộc với người dân Trung Quốc. Đây được xem là món ăn bình dân và đã trở thành nét văn hóa đặc trưng riêng của quốc gia hơn một tỷ dân. Thực khách có thể ăn trực tiếp, hoặc gọi phiên bản hấp hoặc hầm, tuy nhiên cách chế biến phổ biến nhất là rán.
9. Hiệu sách đẹp nhất của Trung Quốc nằm ở thành phố nào?
-
A. Thượng Hải
0%
- B. Bắc Kinh
0%- C. Trùng Khánh
0%- D. Thành Đô
0%Chính xácDujiangyan Zhongshuge nằm ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc, không chỉ là một hiệu sách mà còn là điểm đến thu hút nhiều du khách nhờ kiến trúc độc đáo như mê cung. Khi bước vào hiệu sách bạn sẽ lập tức bị choáng ngợp vì số sách khổng lồ cũng như không gian lung linh bên trong.
Hiệu sách rộng gần 1.000 m2 do kiến trúc sư Li Xiang thiết kế, với cảm hứng từ Dự án Bảo tồn nguồn nước Dujiangyan của Thành Đô. Đó là một công trình cổ được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2000.
10. Động vật nào được coi là "quốc bảo" của Trung Quốc?
-
A. Gấu trúc
0%
- B. Khỉ lông vàng
0%- C. Chim Châu Hoàn
0%- D. Cầy vòi hương lớn
0%Chính xácTại Trung Quốc, gấu trúc từ lâu đã được coi là quốc bảo và được bảo vệ một cách vô cùng nghiêm ngặt kể từ khi luật bảo tồn động vật hoang dã được đưa ra vào năm 1958. Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên loài động vật này được phân loại lại. Vào năm 2016, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã chuyển loài này từ nhóm nguy cấp (Endangered) sang nhóm có khả năng tuyệt chủng (Vulnerable) trong sách đỏ toàn cầu.
Trong một thông báo vào năm 2021, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố rằng gấu trúc khổng lồ không còn là loài có nguy cơ tuyệt chủng thuộc mức cao nhất (Endangered). Đây là thành quả tuyệt vời của những nỗ lực với nhiều chương trình bảo tồn gấu trúc đã kéo dài nhiều năm nay của quốc gia này.
- B. Khỉ lông vàng
- B. Bắc Kinh
- B. Vua Ung Chính
- B. Trùng Khánh
- B. Thời nhà Nguyên
- B. Nạp Tây
- B. Sông Tarim
- B. Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương
- B. Tề Vân Sơn
- B. Sùng Tả