Tuy nhiên, phương tiện này là con dao hai lưỡi nếu sử dụng không đúng cách. Sử dụng điều hòa sai cách, sai thời điểm có thể gây sốc nhiệt, nghuy hiểm đến tính mạng người dùng.

Lưu ý khi sử dụng phòng điều hòa

Sau khi say rượu, bia, chớ ngủ trong phòng điều hòa

Trong trạng thái lâng lâng dễ ngủ vì say bia, rượu, nhiều người có thể ngủ quên khi điều hòa mới khởi động mở mức nhiệt độ thấp. Cơ thể khi bị nhiễm lạnh lâu mà bản thân người nằm điều hòa không ý thức được để phòng vệ sẽ dẫn tới tình trạng nguy kịch như sốc, tê liệt.

Tránh máy điều hòa thổi trực tiếp vào trẻ em

Khi bị luồng không khí với nhiệt độ quá thấp thổi thẳng vào cơ thể trong thời gian dài sẽ khiến máu huyết không lưu thông, gây ra đau nhức, thậm chí là tê liệt các cơ. Do đó, sau khi bật điều hòa, bước tiếp theo là bạn nên điều chỉnh hướng gió cho thích hợp, tốt nhất là để luồng lạnh thổi hướng lên trên, tránh thổi trực tiếp vào người bé, nhất là phần đầu và tứ chi.

{keywords}
Nên đặc biệt lưu ý khi dùng điều hòa nhiệt độ cho trẻ nhỏ (Ảnh minh họa)

Không ngồi trước điều hòa ngay khi vừa tắm đêm

Sau khi tắm, nhiệt độ cơ thể giảm, nếu lại tiếp tục ở dưới quạt hay điều hòa sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu trong cơ thể, kéo theo hệ lụy là máu lên não chậm, không những thế còn ảnh hưởng tới nhịp đập của tim và huyết áp. Đặc biệt, những người có sức khỏe và sức đề kháng yếu nếu nằm điều hòa ngay sau khi tắm sẽ rất dễ gặp tai biến, và đột quỵ.

Không ra, vào phòng điều hòa khi nhiệt độ ngoài trời nóng cao điểm

Chạy vội vào phòng có điều hòa mát lạnh ngay khi đi ngoài trời nắng nóng cao điểm hoặc ngược lại, là thói quen cực nguy hiểm, có thể dẫn đến sốc nhiệt, nguy cơ đột quỵ cực cao. Nguyên nhân là do cơ thể chưa kịp thích nghi với nhiệt độ phòng hoặc ngoài trời, nhất là khi di chuyển từ một chỗ quá nóng sang một nơi quá lạnh và ngược lại.

Mùa nắng nóng bé rất dễ đổ mồ hôi, vì vậy bạn nên tránh để nhiệt độ hạ thấp ngay khi mồ hôi trên người bé còn chưa khô, bất luận là việc tắm rửa hay bật điều hòa cũng vậy. Do sau vận động và đổ mồ hôi, lỗ chân lông trên cơ thể bé giãn nở, nếu lập tức chuyển sang môi trường lạnh sẽ khiến lỗ chân lông co lại đột ngột, dẫn đến các bệnh do nhiễm lạnh. Ảnh minh họa: Internet

Đừng mở máy điều hòa cả ngày

Bật máy điều hòa liên tục trong suốt cả ngày ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe khi ở lâu trong phòng kín bật điều hòa. Bạn chỉ nên ngồi trong phòng điều hòa không quá 2 giờ.

Khi ra khỏi phòng nên mở cửa to và đứng ở cửa vài phút để cơ thể kịp thích nghi với không khí mới. Ngoài ra, nếu nằm ngủ máy lạnh thì lưu ý càng về đêm, cơ thể thiếu sự vận động, dễ bị cảm lạnh nên bạn cần điều chỉnh máy lạnh tăng nhiệt độ lúc đêm khuya.

Đừng giảm nhiệt độ sau khi bé đổ mồ hôi

Mùa nắng nóng bé rất dễ đổ mồ hôi, vì vậy bạn nên tránh để nhiệt độ hạ thấp ngay khi mồ hôi trên người bé còn chưa khô, bất luận là việc tắm rửa hay bật điều hòa cũng vậy. Do sau vận động và đổ mồ hôi, lỗ chân lông trên cơ thể bé giãn nở, nếu lập tức chuyển sang môi trường lạnh sẽ khiến lỗ chân lông co lại đột ngột, dẫn đến các bệnh do nhiễm lạnh.

Tránh vừa tắt điều hòa là cho trẻ ra ngoài ngay lập tức

Cũng tương tự như việc trẻ vừa đổ mồ hôi mà vào phòng điều hòa ngay sau đó, việc để trẻ ra khỏi phòng ngay sau khi tắt điều hòa cũng khiến nhiệt độ chênh lệch lớn, khiến cơ thể trẻ không kịp thích ứng, dễ sinh ra bệnh tật như đau đầu, cảm sốt… Tốt nhất sau khi tắt điều hòa, bạn nên cho trẻ ở trong phòng thêm một phút rồi mới ra ngoài.

{keywords}

Sử dụng điều hòa ô tô cần lưu ý một số thao tác cơ bản để tránh sốc nhiệt (Ảnh minh họa)

Những lưu ý tránh sốc nhiệt khi đi ô tô có điều hòa khi thời tiết nắng nóng

Trước khi vào xe

Nếu xe đỗ ở ngoài nắng quá lâu, việc đầu tiên cần làm trước khi lên xe là mở cửa sổ ra để giảm bớt khí nóng có bên trong. Nếu cơ thể người đi xe có mồ hôi, cần lau khô hoặc để người ráo mồ hôi mới bước vào xe và bật điều hòa, nếu không sẽ bị cảm lạnh. Ban đầu khi bật điều hòa chỉ nên bật từ từ để cơ thể thích nghi dần, không nên đột ngột giảm nhiệt độ.

Trước khi dừng xe

Nếu như có ý định dừng xe, bạn nên tắt điều hòa và dùng quạt gió trước vài phút để cơ thể thích nghi được với nhiệt độ bên ngoài. Ngoài ra, hạ kính cửa sổ xuống 1 chút để không khí bên ngoài lưu thông vào bên trong, tránh hiện tượng sốc nhiệt độ cao ở bên ngoài.

(Theo GD&TĐ)