Nam Định được biết đến là địa phương có tỉ lệ người theo đạo Công giáo rất lớn ở Việt Nam. Nơi đây cũng nổi tiếng là địa phương có nhiều nhà thờ với kiến trúc cổ kính, đậm chất châu Âu.
Việc phát triển Công giáo còn khiến Nam Định trở thành mảnh đất có hơn 600 nhà thờ lớn nhỏ khác nhau. 

Với người Công giáo, Giáng sinh không chỉ là dịp để bày tỏ niềm tin và tình yêu với Thiên Chúa mà còn giúp họ gắn kết hơn. Vì thế, vào mỗi dịp Giáng sinh, các nhà thờ lại trang hoàng lộng lẫy để đón nhiều sự kiện sẽ được tổ chức cho ngày lễ đặc biệt này.

nho tho 58.jpg
Nhà thờ đền thánh Hưng Nghĩa

Nhà thờ đền thánh Hưng Nghĩa thuộc xã Hải Hưng, huyện Hải Hậu, Nam Định, là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo quy mô và đẹp nhất tại Nam Định.

Khi đến đây, du khách sẽ không khỏi trầm trồ trước vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ như một tòa lâu đài cổ. Nhà thờ đền thánh Hưng Nghĩa nổi bật với lối kiến trúc Gothic mái vòm của Pháp kết hợp với những chi tiết trạm trổ, phù điêu ấn tượng, tạo nên nét hài hòa nhưng cũng không kém phần độc đáo.

Tiểu cảnh được thiết kế với những hang đá lớn, những nhân vật được mô phỏng đem lại ý nghĩa cho ngày Giáng sinh của người Công giáo, thu hút nhiều người tìm tới nhà thờ Hưng Nghĩa từ khá sớm.

nho tho 52.jpg
Vương cung Thánh đường Phú Nhai

Vương cung Thánh đường Phú Nhai nằm ở trung tâm của xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, cách thị trấn Xuân Trường hơn 1km. Đây là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam với lối kiến trúc Gothic.

Công trình tôn giáo này được xây dựng lần đầu bằng gỗ vào năm 1866. Sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo, hiện mặt tiền nhà thờ từ ngoài vào, bên phải có tượng đài Thánh Đaminh cao 17m, riêng phần tượng cao 2,3m. Bên trái có lăng lưu trữ hài cốt của 83 người tử đạo thuộc họ đạo xứ Phú Nhai cao 15m.
Xung quanh nhà thờ có các phù điêu thể hiện 14 Đàng Thánh Giá nằm như một tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ cùng những chi tiết tinh xảo, cầu kì, đẹp mắt, mang đậm chất châu Âu.

Không khí Giáng sinh bao trùm xung quanh nhà thờ, sân khấu chính với thiết kế hang đá nơi Chúa giáng sinh đã được dựng xong để chuẩn bị cho đêm nay (24/12). Điểm nổi bật năm nay tại đây là cây thông Noel cao hơn 30m ngay trước nhà thờ. Các hang đá tái hiện đầy đủ về Thiên Chúa giáng sinh cũng đã được hoàn thành đẹp mắt.  

Tòa giám mục Bùi Chu nằm trên địa phận xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, Nam Định. Được xây dựng từ năm 1885, nơi đây là một trong những nhà thờ cổ kính nhất ở Việt Nam với hơn 100 năm lịch sử.

Tòa giám mục Bùi Chu là quần thể các công trình độc đáo gồm nhà thờ, tháp đồng hồ cổ, nhà Nguyện Đường, Phục Sinh Đường, vườn Kinh Ave Maria… Với lối kiến trúc châu Âu kết hợp các yếu tố, chi tiết, vật liệu của Việt Nam, tòa giám mục như một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thể hiện sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.

nho tho 50.jpg
Nhà thờ đền thánh Kiên Lao

Đền thánh Kiên Lao nằm ở xã Xuân Tiến, huyện Xuân Trường với chiều dài 75m, rộng 26m, cao 28m và tháp chuông cao 46m. Nhà thờ được thiết kế và trang trí các bức tượng đắp nổi, phỏng theo nhà thờ Đức Mẹ Bùi Chu. Điểm nổi bật trong kiến trúc chính là mái hình cầu rộng và tháp chuông cao vút. Ngoài ra, hai bên nhà thờ còn có hồ nước và những dãy đèn đường thơ mộng.

Ngày hôm nay, đền thánh Kiên Lao cũng đã hoàn tất những khâu cuối cùng để chuẩn bị lễ Giáng sinh. 

nho tho 56.jpg
Giáo xứ Thánh Danh

Nhà thờ giáo xứ Thánh Danh thuộc xã Xuân Trung, Xuân Trường. Nơi đây là một điển hình tiêu biểu cho lối kiến trúc Phục Hưng trong quá trình Việt Nam giao thương với phương Tây cuối thế kỉ XVI.

Nhà thờ có những bức tranh trang trí đắp nổi nói về các điển tích trong Kinh thánh rất đẹp và tự nhiên.
Tại giáo xứ Thánh Danh, những ngày này không khí Giáng sinh diễn ra khắp các đường làng, ngõ xóm. 

nho tho 37.jpg
Nhà thờ giáo xứ Kim Thành

Một nhà thờ mang vẻ đẹp không kém tại đây là nhà thờ giáo xứ Kim Thành nằm tại xã Hải Vân, huyện Hải Hậu, Nam Định cũng đã được các giáo dân trang trí hoàn tất, hứa hẹn một đêm Giáng sinh an lành.

Ngoài các giáo sứ, giáo phận, nhiều nhà thờ giáo họ cũng được trang hoàng lộng lẫy. Trong ảnh lần lượt là nhà thờ giáo họ PhêRô, nhà thờ giáo họ Phú An.