Thời gian qua, các HTX trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số. Tuy nhiên, việc triển khai vẫn còn chậm, toàn tỉnh có khoảng 37% HTX chưa có hoạt động nào liên quan đến ứng dụng công nghệ số trong điều hành, sản xuất kinh doanh, chưa có định hướng về chuyển đổi số.

Với quy trình canh tác khép kín, các thành viên HTX Riti đã được tập huấn phương pháp sản xuất theo hướng hữu cơ, từ việc chăm sóc cây trồng, chủ động các biện pháp phòng trừ dịch hại, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa công nghệ số vào canh tác, đến khâu thu hái và chế biến sản phẩm.

Đến nay, sau 5 năm nói không với các loại thuốc hóa học, HTX đã được cấp giấy chứng nhận là sản phẩm hữu cơ phù hợp với các yêu cầu của Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.

Mô hình trồng cúc chi theo tiêu chuẩn hữu cơ của HTX Riti.

Theo số liệu khảo sát, thống kê của Liên minh HTX tỉnh, trên địa bàn tỉnh có khoảng 70% HTX đã ứng dụng công nghệ số vào một trong các hoạt động quản lý, sản xuất hoặc quảng bá sản phẩm.

Trong đó, chủ yếu là ứng dụng qua các nền tảng mạng xã hội như: Zalo, facebook để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Còn trong hoạt động sản xuất, chế biến và truy xuất nguồn gốc chỉ chiếm khoảng 20%.

Liên minh HTX tỉnh đã đề ra một số giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, đó là: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phù hợp. Tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm quý, bài học hay, mô hình hiệu quả.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tư vấn phương án chuyển đổi số. Phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng các mô hình chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã gắn với chuỗi giá trị hàng hóa, dịch vụ trong các ngành, lĩnh vực.

Theo Thanh Nga (THNB)