Trong bài chia sẻ về Hội nghị về phát triển cơ khí Việt Nam gần đây, ông Trần Bá Dương  Chủ tịch Tập đoàn Thaco- Trường Hải đã khẳng định về chiến lược dài hạn  tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành ô tô.

Ông cho biết: “Chúng tôi triển khai quyết tâm xuất khẩu ô tô. Năm nay chúng tôi dự kiến xuất khẩu (năm nay ít hơn so với kế hoạch 500 xe) 58 xe bus và 440 xe du lịch. Năm 2020, chúng tôi cố gắng xuất khẩu 1.745 xe, trong đó 185 xe bus và 1.560 xe du lịch.

Hiện nay, Thaco đang là đối tác của các hãng xe trên thế giới, từ cấp thấp đến cấp cao, như  KIA – Hàn Quốc, Mazda – Nhật Bản, Peugeot – Pháp và mới đây là BMW. Chiến lược của Tập đoàn này là xuất phát từ những xe dễ sản xuất tiến đến khó hơn và từng bước có những sản phẩm mang thương hiệu THACO, cụ thể là xe bus thương hiệu THACO, một số sản phẩm xe tải thương hiệu THACO. Tất cả các sản phẩm này đều được tính toán điều chỉnh chi phí phù hợp.

{keywords}
Thaco nỗ lực kéo giá xe về gần ngang các nước trong khu vực

Tuy nhiên, để thực hiện được kế hoạch to lớn này, ông Trần Bá Dương cho rằng,  điều quan trọng nhất là phải xây dựng và bảo vệ thị trường phát triển một cách ổn định, hợp lý và phù hợp trong bối cảnh hội nhập,

Hiện nay thị trường ô tô hiện nay bao gồm thị trường lắp ráp trong nước và thị trường ô tô nhập khẩu.

Kiện nay, giá xe tại Việt Nam rất cao do các doanh nghiệp vẫn duy trì lắp ráp trong bối cảnh cạnh tranh về xe CBU từ các nước Thái Lan, Indonesia.

Ông phân tích: “Khi thuế xe nguyên chiếc đã  bằng 0%, nhưng CKD vẫn tính thuế thì chúng tôi không thể làm được. Nghị định 125 ban hành có đưa ra ưu đãi thuế CKD về bằng 0% tuy nhiên phải đạt được sản lượng đồng thời là phải đóng thuế trước rồi sau đó khai báo, rồi mới được hoàn trả lại khoản thuế này. Trong khi đó, đây là khoản chi phí lớn”.

“Chúng tôi mong muốn, đối với CKD chỉ cần lắp ráp thôi thì các thuế CKD cũng nên về bằng 0, nó phù hợp với thuế nguyên chiếc cũng đã là bằng 0%”, ông Dương đề nghị.

Ông đề xuất tiếp: “Thứ hai là sản xuất linh kiện phụ tùng, đặc biệt là những chi tiết phụ tùng liên quan đến cơ khí mà không có lợi thế do cồng kềnh về vận chuyển và lợi thế khi gia công thì đòi hỏi phải có hỗ trợ, không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt trên các sản phẩm này”.

Thứ ba là hàng rào kỹ thuật. Chủ tịch Thaco Trường Hải cho biết, để xuất được xe vào Thái Lan thì phải mất đến 8 tháng hoàn tất các khâu kiểm định, kiểm thử, qua Philipins mất 4 tháng. Quy trình của nước ngoài kiểm soát rất chặt chẽ. Do vậy, Việt Nam cũng cần kiểm soát xe công nghệ thấp.

“Việc quản lý của chúng ta làm sao vừa đảm bảo tránh gian lận thương mại, bảo vệ môi trường nhưng đồng thời là bảo đảm sự cạnh tranh. Hiện nay, xe lắp ráp đang được chúng ta quản lý chất lượng rất chặt. Sản xuất các linh kiện phụ tùng thì phải đưa linh kiện ra nước ngoài tái đánh giá chất lượng và quá trình sản xuất”, ông cho hay.

Ông Trần Bá Dương đề nghị, Bộ Công thương cần có cuộc họp rà soát lại các chính sách, kể cả chính sách mới, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt, chính sách thuế CKD để đưa ra được một bộ chính sách đảm bảo thị trường ô tô trong nước phát triển.

Thu Ngân