Nói dối trong CV khá… phổ biến

Một cuộc khảo sát trên 629 nhà tuyển dụng cho thấy, cứ 5 người thì có 4 người nhìn thấy ứng viên nói dối. Trong các cuộc phỏng vấn, ấn tượng khác biệt quá xa giữa CV và thực tế dẫn đến một cuộc trò chuyện khó khăn, quyết định cuối thường là loại ứng cử viên.

Nên suy nghĩ kỹ trước khi đưa thông tin sai vào CV. Ảnh: Pexels

Các nhà tuyển dụng cho biết, những lời nói dối không thể chấp nhận trong CV thường là về: bằng cấp, tình trạng luật pháp (có đang trong thời gian thi hành án hay không?), giấy chứng nhận và giấy phép hành nghề, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm… Các công ty có cách để kiểm tra lý lịch và lịch sử công việc của ứng viên. Kể cả khi không bị phát hiện trong thời gian tuyển dụng, việc nói dối 1 trong 5 vấn đề trên cũng sớm gây hậu quả nghiêm trọng cho chính ứng viên.

Chỉ có 2% trường hợp bị phát giác sau khi nói dối mà được bỏ qua và tiếp tục được phỏng vấn. Khoảng một nửa số nhà tuyển dụng còn lại (48%) kiên quyết loại ứng viên ngay lập tức. Đặc biệt nếu lời nói dối là về chứng chỉ chuyên môn cần thiết. 

Khoảng một nửa các nhà tuyển dụng còn lại cho phép một chút linh hoạt trong những trường hợp nhất định. Ví dụ, ứng viên nói mình thông thạo tiếng Pháp, mặc dù kỹ năng này không bắt buộc trong công việc. Nếu sau đó cô ấy không nói được tiếng Pháp, nhưng lại có trình độ tốt, cô ấy vẫn có thể được đi tiếp. Hoặc một thành tích thể thao, học tập… không có thật. 

Tuy vậy, rất khó để biết nhà tuyển dụng cảm thấy ra sao về mỗi lời nói dối. Đôi khi một lời nói dối tạo thêm ấn tượng không đáng kể nhưng lại khiến ứng viên bị đánh trượt.

Nhà tuyển dụng sẽ sớm “nói chuyện” với bạn nếu phát hiện ra thông tin không đúng. Ảnh: Pexels

Chỉ nên trung thực?

Với 5 điểm nêu trên, câu trả lời vẫn là “Đúng”.

Từ bằng cấp học vấn đến chứng chỉ, giấy phép chuyên môn, tiền án tiền sự, chức vụ và kỹ năng chuyên môn cần thiết cho công việc… ứng viên nên nói thật. Ứng viên nên kiểm tra kỹ tất cả các ngày tháng và chi tiết chính trong CV để chắc chắn rằng không vô tình sai sót.

Ứng viên nên tự hỏi “Điều gì đặc biệt khiến CV của mình không đủ tốt?”. Có thể trình độ chuyên môn của họ không đủ cho vị trí này, điều đó khách quan có thể mang lại bất lợi. Tuy nhiên, cũng có thể họ đang “ảo tưởng” rằng CV của người khác có thể ấn tượng hơn. 

Thực tế, đôi khi các chuyên gia nhân sự và giám đốc tuyển dụng không mong đợi sự hoàn hảo. Ngoài một số điều kiện tiên quyết nhất định phải đáp ứng về chuyên môn, các chuyên gia cũng hướng đến những người cầu tiến, tỏ rõ sự đam mê trong công việc.

Nói dối không phải cách hiệu quả để có được công việc. Nếu không tự tin với CV của mình, hãy tham khảo cách mà CareerBuilder hướng dẫn trình bày CV hiệu quả nhất, hoặc liên hệ với CareerBuilder để được hỗ trợ. 

(Nguồn CareerBuilder)