- Cách thầy cô, phụ huynh và học sinh bày tỏ tình cảm với người thầy khả kính toát lên niềm tin, sự biết ơn và tôn vinh linh hồn của nền giáo dục: Người thầy.

PGS Văn Như Cương là hiện thân của ý chí, khát vọng đổi mới, cải cách giáo dục - nền giáo dục nhân bản, từ con người, vì con người.

Với những thành công trong công việc mà ông theo đuổi, ông là hiện thân của triết lý giáo dục dung dị: Trường ra trường, lớp ra lớp. Thầy ra thầy, trò ra trò. Dạy ra dạy, học ra học.

Thuộc lớp những nhà sư phạm được đào tạo nghiêm túc để làm người thầy cả về kiến thức và nhân cách, ông gắn bó với những thăng trầm nền giáo dục nước nhà nhiều thập kỷ qua, và chính ông đã tạo nhiều dấu ấn tích cực trong quá trình tìm hướng đổi mới, cải cách giáo dục.

Giá trị ông để lại và lan tỏa ở những ngôi trường ông từng giảng dạy, rộng ra, ngành giáo dục và toàn xã hội, là khí chất cần có của người thầy: trí tuệ, cương trực, nhân hậu.

{keywords}
PGS Văn Như Cương. Ảnh: Lê Anh Dũng

Từ bao đời, nhân dân vẫn cất giữ câu nói: Không thầy đố mày làm nên.

Không có thầy giỏi, khó có trò giỏi.

Không có thầy giỏi, không thể biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, để mỗi người học nắm giữ được chìa khoá mở cửa vào kho kiến thức cuộc đời, để mỗi cá nhân có thể học nữa, học mãi, học suốt đời.

Không có thầy giỏi, không thể chuyển hoá nội dung chương trình sách giáo khoa, biến kiến thức sách vở thành kiến thức cuộc đời, kiến thức người thầy, truyền đạt đến học trò một cách sáng tạo.

Thầy chưa ra thầy, làm sao có thể là mẫu hình, tấm gương để "trò ra trò".

Người thầy là cái gốc của đổi mới giáo dục.

Một đất nước có môi trường giáo dục đào tạo nên nhiều thầy giáo giỏi, vừa hồng vừa chuyên, chắc chắn đất nước đó sẽ được hưởng hồng phúc dài lâu từ lớp lớp công dân được giáo dục, đào tạo tử tế.

Gốc giáo dục đang bị lãng quên

Cuba được thế giới ngưỡng mộ vì trong tình thế muôn vàn khó khăn vẫn đảm bảo mọi người dân được học hành không mất tiền. Người thầy được tuyển chọn kỹ càng, được đào tạo bài bản, được trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng, trong điều kiện có thể. Có lẽ vì thế mà không khó để lý giải, vì sao trong điều kiện bị cấm vận, đời sống còn khốn khó nhiều bề, nhưng người dân quốc đảo này vẫn kiêu hãnh vượt lên khó khăn, tạo nên nhiều thành quả về chính trị, kinh tế, xã hội rất đáng nể phục.

Ở nước ta, từ nhận thức đến hành động đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến giáo dục. Nhưng, nhìn thẳng vào thực tế, sự quan tâm còn chưa đến độ. Chúng ta mãi loay hoay, và tốn khá nhiều thời gian, tiền bạc để đổi mới giáo dục, từ chương trình đến sách giáo khoa. Cũng tốn rất nhiều tiền của, công sức cho các dự án này dự án nọ, hiệu quả không bao nhiêu. Trong khi đó, lại lãng quên cái gốc của giáo dục, đó là người thầy, đang trong tình trạng thầy chưa ra thầy.

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Đầu tư cho giáo dục, trước hết là đầu tư cho người thầy.

Để có nhiều thầy giáo Văn Như Cương

Đổi mới, cải cách giáo dục, trước tiên cần đổi mới, cải cách cách thức tuyển chọn, đào tạo và đãi ngộ người thầy.

Xã hội không chấp nhận khi một đất nước xem giáo dục là quốc sách hàng đầu mà điểm đầu vào sinh viên trường sư phạm lại thấp nhất trong các trường thấp nhất. Với đầu vào như thế, học chưa nổi, nói gì đến làm thầy.

Xã hội cũng không an lòng khi giáo viên ra trường phải đút lót, chạy chọt để có suất dạy, và đồng lương giáo viên không hơn những người lao động bình thường khác.

{keywords}

Về hành động, phải nhìn rõ những bất cập trong hệ thống nhà trường sư phạm hiện nay và mạnh mẽ tổ chức, sắp xếp lại. Điểm mấu chốt, cần có bước đột phá trong cải cách tiền lương giáo viên, để thầy cô yên tâm với sự nghiệp trồng người.

Một vấn đề nữa, cần thực hiện kế hoạch hoá trong đào tạo giáo viên. Điều này không khó, và không trái với quy luật kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khi ra trường được phân công công tác như công an, quân đội, tâm thế và uy tín xã hội của người thầy sẽ khác. Khi ấy, không cần tuyên truyền, vận động, những học sinh học lực khá giỏi có sở nguyện làm thầy, sẽ đăng ký vào trường sư phạm.

Về nhận thức, chúng ta đã rất tiến bộ khi xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục đào tạo nên con người. Mà con người là cái gốc của mọi sự thành bại. Nên chăng, về nhận thức, giáo dục phải là quốc sách số 1.

Từ nhận thức đến hành động, được như thế, trong ngành giáo dục nước nhà, sẽ có thêm nhiều thầy cô trí tuệ, mô phạm, sẽ có nhiều những nhà giáo như thầy giáo Văn Như Cương.

Ông Đồ Nghệ tài hoa kiêu hãnh đã ra đi…

Ông Đồ Nghệ tài hoa kiêu hãnh đã ra đi…

Gắn cả đời mình với sự nghiệp giáo dục, sự ra đi của ông đã để lại khoảng trống không nhỏ đối với bạn bè, người thân và nhiều thế hệ học trò…

Công an có hàm giáo sư được thêm tuổi hưu 10 năm

Công an có hàm giáo sư được thêm tuổi hưu 10 năm

Các sĩ quan CAND là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp sẽ được kéo dài tuổi phục vụ để giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Theo đó đối với giáo sư thời gian kéo dài không quá 10 năm.

Biết tin nữ giáo sư mất, cả cơ quan không ngủ

Biết tin nữ giáo sư mất, cả cơ quan không ngủ

Ít ai biết vị nữ GS nổi tiếng, tác giả nghiên cứu ra vắc xin ngừa tiêu chảy do rotavirus vẫn ngày ngày đạp xe tới cơ quan, chỉ khi cần kíp lắm bà mới miễn cưỡng bắt taxi để đi... ngoại giao.

Thuật dùng người độc đáo của Bộ trưởng Giáo dục

Thuật dùng người độc đáo của Bộ trưởng Giáo dục

Đề nghị chuyển bác sĩ Đặng Văn Ngữ về ĐH Y khoa, xếp ngạch giáo sư và báo tình hình với vợ giáo sư ở Hà Tĩnh - công điện của Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên.

Bí mật của vị Bộ trưởng gần 30 năm 'ngoài Đảng'

Bí mật của vị Bộ trưởng gần 30 năm 'ngoài Đảng'

Trong các kỷ vật của cố GS.TS Nguyễn Văn Huyên, vẫn còn lá đơn xin vào Đảng cùng bản lý lịch tự thuật úa màu thời gian.

Tinh gọn bộ máy: Lấy đá ghè chân mình cũng phải làm

Tinh gọn bộ máy: Lấy đá ghè chân mình cũng phải làm

Tinh giản biên chế, thu gọn bộ máy lâu nay được xem là khó và nhạy cảm, bởi không ai lấy đá ghè chân mình.

Cán bộ chín ép, chín nhanh thành chín rụng

Cán bộ chín ép, chín nhanh thành chín rụng

Khi Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh bị kỷ luật cách chức, dư luận bày tỏ sự đồng tình với Trung ương. 

Uông Ngọc Dậu