Xác định giáo dục là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình NTM và góp phần phát triển nguồn lực, kinh tế địa phương trong tương lai, tỉnh Phú Thọ đã Tổ chức phát động phong trào thi đua “Giáo dục Phú Thọ đoàn kết, đổi mới sáng tạo, tận dụng thời cơ, tiềm năng, lợi thế phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2023”, gắn với phương châm hành động của Chính phủ năm 2023 "Đoàn kết kỷ cuơng, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả" và năm 2024 “Hội tụ trí tuệ - Hướng tới tương lai”; gắn với chủ đề năm học “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”, chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Phú Thọ tiếp tục được duy trì ổn định, tiến bộ.
Năm học 2023-2024, ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ đã duy trì mạng lưới trường, lớp, học sinh đạt 100% so với kế hoạch. Cả tỉnh có tổng số 307 trường mầm non, 563 trường phổ thông, 14 trung tâm; tổng số lớp 12.531; tổng số học sinh các cấp học là 393.056; huy động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp. Công tác kiểm định chất lượng, xây dựng và duy trì trường học đạt chuẩn quốc gia gắn với việc thực hiện các tiêu chí phát triển nông thôn mới đến nay tỷ lệ phòng học kiên cố toàn tỉnh đạt 94,0% . Đến nay, toàn tỉnh đã có 812 trường/876 trường học đạt chuẩn Quốc gia, tỷ lệ 92,69% (tăng 3 trường so với năm 2023). Chuẩn bị tốt các điều kiện và triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT 2018 đảm bảo đúng tiến độ, có chất lượng.
Hàng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bi dạy học đảm bảo, đặc biệt về công nghệ đảm bảo 100% các lớp học đều có hệ thống máy chiếu, TV, hệ thống âm thanh, mạng Internet...
Đảm bảo 100% phòng bộ môn Công nghệ, phòng bộ môn KHXH, phòng KHTN, Phòng Âm nhạc – Mỹ thuật, Phòng bộ môn Tin học và Phòng bộ môn Tiếng Anh đầy đủ trang thiết như máy chiếu, bảng tương tác, TV, hệ thống âm thanh, mạng internet, camera, điều hòa,... đảm bảo tốt cho học sinh được tiếp cận những trang thiết bị hiện đại.
Đảm bảo rằng tất cả học sinh ở các khu vực nông thôn có cơ hội tiếp cận giáo dục, bằng cách cung cấp phương tiện giao thông hoặc sử dụng công nghệ để đảm bảo họ không bị cách biệt về giáo dục.
Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả kế hoạch xây dựng trường học “An toàn, thân thiện và bình đẳng” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Chú trọng hơn nữa trong việc tạo không gian vui chơi, giải trí, kích thích tìm tòi học hỏi và đọc sách của học sinh.
Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh và văn hóa ứng xử trong nhà trường. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn cuộc sống. 100% các trường học thực hiện dạy học gắn kết giữa kiến thức được học với cuộc sống; tăng cường các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tế.
Xây dựng nhà đa năng đảm bảo đầy đủ tiêu chí cần thiết làm nơi phát triển thể dục, thể chất đồng bộ cho học sinh tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh Phú Thọ luôn xác định giáo dục là nền móng cho sự phát triển kinh tế xã hội và đồng bộ về nông thôn mới khu vực, từ đó tập trung đầu tư, tạo điều kiện để khuyến khích và thúc đẩy nền giáo dục tỉnh nhà phát triển.
Phong trào thi đua hai tốt “Dạy tốt, học tốt”, đặc biệt là phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” được phát động rộng khắp và mang lại hiệu quả thiết thực trong toàn ngành giáo dục, đã tạo động lực để đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo vượt khó, sáng tạo và phát triển. Từ trong thực tiễn của phong trào thi đua, đã xuất hiện nhiều gương nhà giáo vượt khó vươn lên, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi, nhà giáo mẫu mực được học sinh tin yêu, quý trọng, là tấm gương sáng trong ngành Giáo dục.