Tại hội thảo “Cánh cửa vào đại học top đầu: Chìa khóa nào ngoài SAT và IELTS?” do Trường phổ thông liên cấp Olympia tổ chức mới đây, TS Nguyễn Chí Hiếu đã chia sẻ và giải đáp nhiều thông tin về những thay đổi trong cách các trường ĐH hàng đầu thế giới đánh giá hồ sơ ứng viên, cũng như những điều cần chuẩn bị cho học sinh để thêm “chìa khóa” với hành trình du học.

TS Hiếu cho hay, những điều mà thường khi phụ huynh, học sinh đến các trung tâm tư vấn du học hay được nhắc đến là điểm số SAT; TOEFL/IELTS; điểm trung bình học tập ở trường và các hoạt động ngoại khóa.

“Những điều này vẫn quan trọng. Nhưng liệu chúng có phải là thứ duy nhất mà người trẻ cần chuẩn bị? Thứ hai, chúng có phải quan trọng nhất hay không? Tôi mong các phụ huynh phải suy nghĩ 2 câu hỏi này”, TS Hiếu nói và cho rằng chừng đó là chưa đủ để người trẻ có thể khai thác môi trường, phát triển tốt khi bước chân vào những trường đại học top đầu.

“Để giúp một học sinh bước vào đại học top đầu rất khó, là một sự chuẩn bị, đầu tư rất lớn của phụ huynh và học sinh. Nhưng việc chuẩn bị sao cho học sinh có thể trụ vững, học và phát triển bản thân tốt trong đại học còn khó hơn rất nhiều lần”.

Song, việc học phổ thông thời nay hầu hết chỉ chăm chăm giúp cho học sinh vào được đại học top đầu, chứ rất ít khi nghĩ đến việc trẻ vào được đại học rồi… thì sao. Khi đó, các em sẽ phải tự thân bước đi.

“Bước vào đại học nào, mới chỉ là bước khởi đầu. Việc người trẻ có thể trụ vững và phát triển được trong môi trường đại học đó hay không nhiều khi còn quan trọng hơn là việc bước vào đại học nào. Bởi ở giai đoạn phổ thông, gia đình, thầy cô đều ở bên cạnh. Thậm chí các em được chuẩn bị rất nhiều, như thuê gia sư, luyện thi các trung tâm tư vấn du học rồi được bố mẹ giục, nhắc nhở từ việc học, viết bài luận,... Có thể nói là làm tất cả mọi thứ để chạy đúng deadline vào các trường đại học. Nhưng khi vào môi trường đại học, chỉ có mình các bạn với môi trường đại học”.

Theo ông Hiếu, một nghiên cứu của ĐH Harvard chỉ ra rằng, các kỹ năng mà sinh viên, kể cả số tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu vẫn thiếu hụt nhiều gồm: Giao tiếp hiệu quả qua văn viết và văn nói; Làm việc nhóm, thương lượng, quản lý khách hàng đối tác; Tư duy đa chiều: sáng tạo, phản biện, năng lực tự học; Tác phong chuyên nghiệp, phong cách,...

TS Hiếu đặt ra câu hỏi vậy việc luyện thi IELTS/TOEFL xây dựng cho các em được bao nhiêu thứ trong những điều trên.

Theo TS Hiếu, nếu toàn bộ quãng thời gian cấp THCS và THPT, học sinh chỉ tập trung cho các kỳ thi, luyện SAT, IELTS, thì thật sự phí phạm thời gian và chưa chắc đã đủ để các em thành công ở môi trường ĐH. Bởi những năm trở lại đây, khi các bộ hồ sơ ứng viên “gần gần giống nhau” bởi “nhìn đâu cũng thấy 8.0 IELTS, tham gia đa dạng các hoạt động ngoại khóa”. 

Chưa kể, theo TS Hiếu, các ĐH đã bắt đầu chuyển dịch trong tiêu chí lựa chọn và đi tìm ứng viên phù hợp với “chất” riêng của trường mình.  

“Nếu như cả thời THCS và THPT, chỉ luyện thi và thi thì đừng lấy làm lạ khi các học sinh không còn động lực tự học, không phát triển một cách hài hòa, toàn diện những phần khác bởi mất nhiều thời gian”.

Theo TS Hiếu, cần hiểu rằng, những thứ như điểm số IELTS hay TOEFL, SAT chỉ là những "vỏ bọc" bên ngoài, hiện hữu mà chúng ta có thể thấy, song những thứ vô hình ở bên trong các học sinh mới là điều quan trọng.

TS Hiếu cho rằng, để có thành công ở môi trường đại học, các học sinh cần chuẩn bị cho mình vốn ngôn ngữ (thực sự sử dụng ngôn ngữ một cách thuần thục), vốn kỹ năng học, vốn “hoa tiêu” (khả năng tìm hướng đi), vốn xã hội (các mối quan hệ, kết nối bạn bè), vốn gia đình (kết nối với gia đình), vốn đam mê, vốn kiên định.

Ngoài ra, phụ huynh cũng cần giúp các em hình thành và phát triển 2 kỹ năng quan trọng là tự học và ra quyết định có cơ sở thuyết phục - những điều giúp sau khi vào ĐH có thể duy trì học tập tốt. 

Thạc sĩ ĐH Harvard Nguyễn Vũ Thanh An.

Tại hội thảo, Thạc sĩ ĐH Harvard Nguyễn Vũ Thanh An giới thiệu tới phụ huynh xu hướng đánh giá mức độ quan trọng giữa các tiêu chí tuyển sinh của các ĐH top đầu thế giới tại Mỹ, qua đó minh chứng cho quan điểm “SAT và IELTS không phải là chìa khóa duy nhất để mở cánh cửa vào ĐH top đầu thế giới”. 

Từ trải nghiệm thực tế của bản thân cũng như kinh nghiệm nhiều năm làm tư vấn du học và hướng nghiệp, ThS An khuyên các bậc phụ huynh nên tập trung phát triển những năng lực nền tảng cho con em, cũng như xây dựng những thói quen học tập, sinh hoạt lành mạnh, từ bậc phổ thông.

“Đó là những việc như các bạn trẻ sắp xếp thời gian như thế nào, chuẩn bị sức khỏe ra sao. Rồi khi gặp stress hay những vấn đề trong cuộc sống thì sẽ xử lý ra sao,...”, ThS An cho rằng, đây sẽ là những yếu tố quan trọng giúp các em khi bước vào ĐH và ra thế giới có thể hạnh phúc và thành công.

Cấu trúc bài thi IELTS để đi du học gồm những gì?

Cấu trúc bài thi IELTS để đi du học gồm những gì?

Hiện nay bài thi IELTS học thuật đánh giá trình độ tiếng Anh của bạn có phù hợp cho môi trường học thuật, hay các bậc học đại học và sau đại học. Bài thi IELTS sẽ bao gồm 4 phần đánh giá xem liệu bạn đã sẵn sàng để du học.