Nhắc tới món ăn dân dã này, nhiều bạn trẻ nhớ ngay đến phố Lê Ngọc Hân - nơi có quán bánh đúc gia truyền từ 30 năm trước.

Rất nổi tiếng nên dù nằm khuất trong ngõ nhỏ, quán bánh đúc Lê Ngọc Hân vẫn được nhiều thực khách tìm đến mỗi ngày. Lối vào chật hẹp, khách tới phải để xe bên ngoài rồi lững thững đi bộ khoảng 30 m mới tới quán.

Rất nổi tiếng nên dù nằm khuất trong ngõ nhỏ, quán bánh đúc Lê Ngọc Hân vẫn được nhiều thực khách tìm đến mỗi ngày. Lối vào chật hẹp, khách tới phải để xe bên ngoài rồi đi bộ khoảng 30 m mới tới quán.

{keywords}

Nếu là khách cũ từ hàng chục năm về trước, đến đây bạn có thể thấy nơi này hầu như không thay đổi, vẫn chật chội, giản dị đến tềnh toàng.

{keywords}

Căn nhà nhỏ đã cũ, từng ngóc ngách đều phủ màu thời gian. Bàn ghế nhựa đơn giản, chưa tới chục bộ; bếp nấu và tủ đồ ăn nằm phía ngoài cũng ít được đầu tư về thẩm mỹ. Thế nhưng các khách đến chẳng ngại ngần, thậm chí còn bảo: "Quán gia truyền lâu năm, phải thế mới đúng chất!".

{keywords}

Nồi bánh đúchàng chục lít luôn bắc trên bếp than sôi sùng sục...

{keywords}

... hoặc gặp giờ quán phi cả rổ hành to, người ta cũng đoán được nơi đây đắt hàng thế nào. Mùa đông, khách chỉ cần tạt ngang, thấy nồi bánh đúc tỏa khói và nức mũi vì mùi hành phi là đã thích mê.

{keywords}

Món có lẽ bắt nguồn từ bánh đúc lạc - một thức quà quê dân dã của đất Bắc. Nhưng thay vì ăn nguội chấm tương, bánh đúc ở đây thưởng thức nóng hổi, chan thêm nước mắm ngọt, ăn kèm thịt băm mộc nhĩ, hành phi, đậu rán, rau mùi... bởi vậy hương vị đậm đà và phong phú, dễ lôi cuốn thực khách.

{keywords}
Mô tả

Bánh đúc nóng là bữa lót dạ chiều lý tưởng cho mùa thu đông Hà Nội.

{keywords}
Mô tả

Bánh đúc ở đây được đánh giá ngon bởi bánh dẻo quánh, nước mắm chan thơm ngọt. Thịt băm mộc nhĩ cũng tươi ngon, gia giảm đậm đà vừa miệng. Hành phi tự làm mỗi ngày nên giòn tan, thơm phức. Mỗi bát có giá 15.000 đồng.

{keywords}

Chủ quán tự hào: "Bánh đúc nhà cô có 30 năm rồi, tất nhiên phải hơn những chỗ khác!"

Theo Zing