Không ít quan chức tham nhũng của Trung Quốc bị lộ mặt trong chiến dịch “đả hổ đập ruồi” là do chính hành vi cậy thế vơ vét của vợ con.

Trên thực tế, nhiều quan chức tham nhũng là để cho người nhà được sống tốt hơn. Tuy nhiên, một khi đã lầm đường thì càng đi càng sai. Nhiều người không chỉ giao dịch quyền tiền cửa trước, mà còn dung túng vợ con thân quyến thu tiền nhận quà cửa sau. Một số trường hợp, con cái cũng lợi dụng ảnh hưởng của cha mẹ để kinh doanh mưu lợi, kiếm của bất nghĩa.

“Gia phong bại hoại”, cả nhà vướng vòng lao lý

Tháng 10/2015, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương (UBKTKLTW) lần đầu tiên sử dụng cụm từ “gia phong bại hoại” trong thông báo điều tra đối với Chu Bản Thuận, Bí thư tỉnh ủy Hà Bắc. Ngày 24/7/2015, Chu Bản Thuận bị bắt ngay khi đang họp, cùng bị đưa đi còn có con trai Chu Tĩnh, vợ Đoàn Nhạn Thu, Thư ký Lưu Tiểu Quân. Thuận là bí thư tỉnh ủy đương chức đầu tiên bị bắt sau Đại hội 18.

{keywords}
Chu Bản Thuận

Em vợ Thuận là Lưu Diên Đào, cháu rể Tống Đạt Dũng - Cục trưởng Thủy lợi huyện Thuật Phổ cũng bị bắt điều tra. Nhiều năm trước đó, mặc dù liên tục có đơn thư của các cán bộ tố cáo Tống Đạt Dũng tham nhũng, nhưng Dũng vẫn vững như bàn thạch vì có bác vợ đứng sau.

Con trai Thuận là Chu Tĩnh tung hoành trong giới kinh doanh ở Hồ Nam, một tay tạo nên “hạm đội thương mại” kinh doanh công trình chính quyền, nhà đất, tiêu thụ xe hơi, đầu tư tiền tệ… trở thành “Chu ca” sánh vai Hồ Hùng Kiệt, con trai ông cựu Chủ tịch Chính Hiệp họ Hồ ở đây. Hai gã con quan này giành giật hết quyền sử dụng đất nền ở địa phương, sau đó đem bán sang tay cho bên thứ ba để trục lợi.

Sở dĩ Chu Tĩnh có thể tung hoành ở đất Hồ Nam là bởi hồi năm 2000, Chu Bản Thuận đã được điều về làm Giám đốc Công an tỉnh Hồ Nam, 1 năm sau trở thành Ủy viên thường vụ, Bí thư Ủy ban Chính pháp tỉnh ủy.

Dạy con hám tiền, quyền từ thuở còn thơ

Tháng 12/2014, Tòa án thành phố Lang Phường (Hà Bắc) xét xử, tuyên phạt Lưu Thiết Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách phát triển quốc gia, Cục trưởng Năng lượng quốc gia án tù chung thân, tịch thu toàn bộ tài sản vì tội nhận hối lộ.

{keywords}
Lưu Thiết Nam khóc thảm thiết trước tòa

Khi phát biểu lời cuối trước tòa, Lưu Thiết Nam khóc lóc: “Hàng ngày tôi đều tự trách mình vì sai lầm của bản thân mà hủy hoại cả con trai, nuôi mà không dạy, ấy là lỗi của cha. Tôi phải chịu toàn bộ trách nhiệm về vấn đề phạm tội của con…”.

Phán quyết của tòa cho thấy, trong số 35,58 triệu NDT mà Nam nhận hối lộ, có tới 34 triệu do con trai Lưu Đức Thành nhận. Sự tham lam của Lưu Đức Thành bắt nguồn từ sự sai khiến của người cha.

Lưu Đức Thành nhớ lại: “Hồi nhỏ, cha thường bảo tôi: làm người phải nổi lên, phải ở trên người khác, thế mới sống tốt, mới được tôn trọng”. Lớn lên, trong đầu Thành toàn là quan niệm về tiền bạc, giá trị, nhân sinh do cha nhồi nhét. Đó là cơ sở của việc sau này Thành lợi dụng ảnh hưởng chức quyền của cha để kiếm chác.

Giúp con là tiêu chuẩn đề bạt cán bộ

Trình Mộ Dương là con trai duy nhất trong số 3 người con của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc Trình Duy Cao. Nhờ vào “cây đại thụ” là cha, Dương chẳng cần bỏ ra xu nào mà trong vòng 10 năm đã lập được tới 32 công ty ở trong, ngoài nước với tổng tài sản mấy trăm triệu Nhân dân tệ.

“Hũ vàng” đầu tiên Dương kiếm được là do cha “tặng”. Đó là vào năm 1991, Cục Bưu điện Hà Bắc đàm phán với một công ty lớn của Canada để nhập thiết bị. Chủ hãng đại lý họ Hàn ở Hong Kong đã mời Cao khi đó là tỉnh trưởng ăn cơm rồi mời ông ta sang Canada khảo sát. Vụ làm ăn thành công, Cao bảo Hàn: “cho tôi gửi cháu Dương sang chỗ anh để học hỏi rèn luyện”.

{keywords}
Trình Mộ Dương

Mấy ngày sau, Dương được đưa lên làm Phó gián đốc một công ty quảng cáo của Hàn ở Bắc Kinh. Nhân dịp Tết 1993, Hàn tặng công ty quảng cáo này cho Dương và 1 thiếu gia khác, Dương được hưởng cổ phần trị giá 450 ngàn NDT. Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp Cao lợi dụng chức quyền, gửi gắm con trai cho thương gia.

Trong đề bạt cán bộ, Trình Duy Cao có 2 tiêu chuẩn chọn người: Về chính trị phải nhất trí với ông ta, tuyệt đối phục tùng; về kinh tế phải ủng hộ, giúp đỡ con trai. Để đề bạt những người nhiệt tình giúp con, Cao bất chấp nguyên tắc, có khi tự mình tìm người lãnh đạo hữu quan thuyết phục đề bạt vượt qua cả mấy cấp.

Đến năm 2000, tài sản của Dương đã có tới mấy trăm triệu Nhân dân tệ. Tháng 3/2000 xảy ra vụ án Lý Chân, Cao tìm cách đưa con trai ra nước ngoài. Tháng 4/2001, Cục Công an Thạch Gia Trang phát lệnh truy nã Dương vì có dấu hiệu tẩu tán, cất giấu tang vật, nhưng Dương đã cao chạy xa bay.

Hiện Trình Mộ Dương đang ẩn náu ở Canada, đang tìm cách xin quy chế tỵ nạn do Trung Quốc phát lệnh truy nã đỏ. Phía Trung Quốc đang tiến hành đàm phán để đưa Dương về nước để trừng trị theo pháp luật.

Nhờ thương gia dẫn vợ đi đánh bạc

Ngày 30/3/2016, nguyên Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Sơn Đông, Bí thư Thành ủy Tế Nam Vương Mẫn bị đưa ra xét xử trước Tòa án Ninh Ba, Chiết Giang.

Theo bản luận tội của Viện kiểm sát, Vương Mẫn lợi dụng chức vụ quyền hạn để giúp đỡ nhiều cá nhân, đơn vị, công ty trong đề bạt, thăng chức, khai thác địa ốc…rồi bản thân Mẫn và vợ Vương Lệ Anh nhận hối lộ tới 18,05 triệu NDT.

{keywords}
Vương Mẫn

Trong bản sám hối của mình, Mẫn viết: “Đêm đêm tôi không thể ngủ được, thường nửa đêm giật mình, toàn thân ướt đẫm mồ hôi. Ban ngày thường hồn xiêu phách lạc, sợ tỉnh ủy thông báo, sợ bị bắt giữa hội trường. Khi ở cơ quan thì sợ về nhà, lãnh đạo gọi lên cũng sợ lấy cớ để bắt”.

Vương Mẫn sợ đến thế là do ông trùm địa ốc thân thiết Triệu X bị bắt. Mẫn lo Triệu X khai ra mình. Từ 2005, Mẫn đã giới thiệu vợ làm quen với Triệu X. Để lấy lòng Vương Lệ Anh, Triệu X chủ động dẫn Anh đi Bắc Kinh, Hong Kong, Macao du ngoạn, mua sắm hàng hiệu. Cái gì bà ta thích, Triệu đều mua cho.

Năm 2008, do Mẫn gợi ý, Triệu đã mua nhà cho con gái Mẫn. Triệu còn dẫn vợ Mẫn đi Macao đánh bạc, dù bà ta không chơi nhưng vẫn được chia tiền lãi. Mẫn còn dung túng để con gái giữ chức hờ nhằm nhận lương trong công ty của Triệu. Mẫn còn gợi ý, móc nối để giúp con rể nhận thầu công trình kiếm lợi.

Đưa vợ từ tiếp viên lên ghế trưởng sở

Trong năm 2016, vụ án nguyên Bí thư tỉnh ủy Vân Nam Bạch Ân Bồi nhận hối lộ sẽ bị đưa ra xét xử. Trương Huệ Thanh là vợ lẽ của Bồi.

{keywords}
Bạch Ân Bồi

Trong bản sám hối của mình, ông ta viết: “Tôi làm việc phía trước, cô ấy ở phía sau thu tiền; có lúc còn tìm cách tạo điều kiện để cô ta nhân danh tôi đi giao dịch quyền tiền, nhận hối lộ”.

Bạch Ân Bồi không trực tiếp nhận tiền, quà, mà Trương Huệ Thanh trực tiếp làm “thu ngân”. Hai em trai của Thanh, một người phụ trách trung gian móc nối quan chức với thương nhân, người kia quản lý tiền và đồ vật. Để tiện cho việc nhận tiền, rửa tiền, Thanh còn lấy danh nghĩa em họ thành lập 10 công ty vỏ bọc.

Tháng 8/2014, Bồi bị điều tra. Hơn 1 tháng sau, Thanh bị bãi chức Ủy viên thường vụ Chính Hiệp tỉnh. Báo chí cho biết, sau khi trở thành vợ Bồi, từ một tiếp viên, Thanh đã được chồng đặt lên ghế Bí thư Đảng ủy công ty điện lực tỉnh, cấp trưởng sở, nhưng thường gây trò cười vì “ăn không nên đọi, nói chẳng nên lời”.

Ngô Tuyết

Quan tham bị bắt gay cấn như phim hành động

Vụ bắt giữ Vương Bảo An theo báo chí Trung Quốc hiện giữ kỷ lục về “tốc độ”, gay cấn như trong phim hành động.

Quan tham khóc lóc, sám hối gây xôn xao dư luận

Dư luận Trung Quốc vài ngày nay xôn xao việc một quan chức tham nhũng ở tỉnh Hồ Nam viết thư sám hối về những việc làm của mình.

Quan tham trước khi bị tử hình vẫn lộ thói ăn nhậu sa đọa

“Quan tham tiếc rẻ vì chưa được uống Luis XIII” viết về chuyện ăn nhậu của quan tham Trung Quốc.

Quan tham nhận hối lộ hàng trăm tỷ, có cả "tiểu đội" bồ nhí

Tòa án trung cấp thành phố Trấn Giang, tỉnh Giang Tô đã kết thúc phiên tòa xét xử Kim Đạo Minh, nguyên Phó chủ tịch HĐND tỉnh Sơn Tây về tội nhận hối lộ.

Quan tham ngã ngựa, con cháu nối gót vào tù

Người xưa vẫn nói “một người làm quan, cả họ được nhờ”, nhưng khi người làm quan rớt đài vì tham nhũng thì họ hàng cũng bị liên đới.

Quan tham bị 'tóm' bất ngờ, ra tòa khóc thảm thiết

Báo chí Trung Quốc không chỉ mổ xẻ chuyện các quan tham bị bắt bất ngờ như thế nào, mà còn cho biết nhiều chi tiết thú vị khác như việc bị cáo khóc lóc thảm thiết trước tòa.