1. Những yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung?

  • Nhiễm HPV
  • Quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình
  • Thiếu chăm sóc vệ sinh vùng phần phụ
  • Suy giảm miễn dịch
  • Tất cả những ý kiến trên
Chính xác

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt từ 30 tuổi trở lên.

Trên thế giới, ung thư cổ tử cung là một trong ba bệnh lý ung thư gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Việt Nam có khoảng hơn 4.000 ca mắc mới và có 2.223 ca tử vong vì căn bệnh này. Phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. 

Một số các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung như nhiễm HPV (Human Papilloma Virus), quan hệ tình dục sớm, thiếu chăm sóc vệ sinh vùng phần phụ, suy giảm miễn dịch. 

Trong đó, HPV được phát hiện trong 99% khối u cổ tử cung, đặc biệt là HPV type 16 và 18.

2. Chỉ những người lập gia đình rồi mới mắc ung thư cổ tử cung?

  • Đúng
  • Sai
Chính xác

Hành vi tình dục (phụ nữ sinh hoạt tình dục sớm, nhiều bạn tình)... được coi là một trong các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Không chỉ có phụ nữ đã lập gia đình mà tất cả phụ nữ đã có quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc bệnh.

3. Triệu chứng đa số bệnh nhân ung thư cổ tử cung gặp đầu tiên là gì?

  • Ra máu âm đạo bất thường ngoài chu kỳ kinh
  • Mất ngủ, rụng tóc
  • Thèm ăn
Chính xác

Theo bác sĩ Bệnh viện K, giai đoạn sớm của ung thư cổ tử cung như tổn thương loạn sản hoặc ung thư tại chỗ thường không thấy dấu hiệu gì, hoặc chỉ phát hiện vết loét nông khi soi cổ tử cung.

Dấu hiệu lâm sàng có thể chỉ thấy ra khí hư đơn thuần hoặc lẫn máu ở âm đạo, đặc biệt ra dịch rất hôi ở bệnh nhân có tổn thương hoại tử nhiều.

Đa số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ra máu âm đạo tự nhiên ngoài chu kỳ kinh hoặc sau sinh hoạt tình dục.

Dấu hiệu đau tiểu khung, bất thường của hệ tiết niệu và trực tràng thường xuất hiện ở giai đoạn tiến triển và giai đoạn muộn. Trong những trường hợp này khám lâm sàng có thể đủ để chẩn đoán xác định.

4. Tỷ lệ sống tương đối sau 5 năm với tất cả những người bị ung thư cổ tử cung?

  • Hơn 90%
  • Gần 60%
  • Gần 70%
Chính xác

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hà, Khoa Xạ trị, Xạ phẫu thuộc Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, tỷ lệ sống sót tương đối trong 5 năm với bệnh ung thư cổ tử cung được chẩn đoán ở giai đoạn đầu là 92%.

Điều này có nghĩa là trong 100 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có khoảng 92 người có sẽ sống trong 5 năm đầu tiên.

Khi được chẩn đoán ở giai đoạn xâm lấn các mô, cơ quan, hạch bạch huyết khu vực lân cận thì tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 59%

Khi ung thư cổ tử cung được chẩn đoán đã di căn xa đến các cơ quan khác thì tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 17%.

Tỷ lệ sống tương đối sau 5 năm với tất cả người bị ung thư cổ tử cung là 67%.

5. Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất do virus HPV gây ra, cách nào để phòng tránh lây nhiễm virus này?

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
  • Hạn chế sự tiếp xúc với nguồn có nguy cơ lây nhiễm
  • Tiêm vắc xin HPV
  • Tất cả ý kiến trên
Chính xác

 Luôn sử dụng bao cao su đúng cách trong quan hệ tình dục là một trong những lời khuyên đầu tiên của thầy thuốc để đảm bảo an toàn, giảm nguy cơ nhiễm hoặc lây lan HPV.

Tự bảo vệ mình bằng cách hạn chế số lượng bạn tình, tốt nhất là chung thủy một bạn tình.

Vắc xin HPV có thể giúp ngăn ngừa một số loại HPV dẫn đến ung thư cổ tử cung và mụn cóc sinh dục.

HPV cũng có thể lây nhiễm từ những khu vực không được bao cao su che phủ. Nếu bạn hoặc đối phương bị mụn cóc sinh dục, bạn không nên quan hệ tình dục cho đến khi họ hoàn thành điều trị. 

6. Thời điểm nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

  • Từ 21 tuổi trở lên, khi đã có quan hệ tình dục
  • Chỉ nên làm từ 40 tuổi
  • Từ 18 tuổi
Chính xác

Tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng đối với chị em phụ nữ, đặc biệt là những người ở độ tuổi trung niên từ 35-44 tuổi. Đây là phương pháp phát hiện ra các tế bào ung thư sớm bằng cách tìm ra tế bào bất thường trước khi chúng biến đổi thành tế bào ung thư. Nhờ vậy, quá trình ngăn chặn, điều trị bệnh ung thư cổ tử cung đạt thành công lên tới 75-90%.

Theo bác sĩ Bệnh viện K, việc tầm soát ung thư thực hiện cho phụ nữ từ độ tuổi 21 trở lên, khi đã có quan hệ tình dục,... Từ 21 tuổi trở đi, mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Trong đó, phổ biến nhất là 35 - 44 tuổi.

Tần suất thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung tùy thuộc vào loại xét nghiệm bạn chọn. Đa số định kỳ là từ 1-3 năm/lần.

7. Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung có độ chính xác cao không?

  • Không
Chính xác

Theo các bác sĩ Bệnh viện K, tầm soát ung thư cổ tử cung hiện đang là cách sàng lọc ung thư cổ tử cung có độ chính xác cao nhất.

Để đảm bảo rằng kết quả xét nghiệm Pap chính xác nhất có thể, bạn cần làm theo những hướng dẫn dưới đây:

- Tránh quan hệ tình dục, sử dụng các sản phẩm thuốc âm đạo, sản phẩm vệ sinh âm đạo trong vòng 2 ngày trước khi xét nghiệm.

 - Tránh tầm soát loại ung thư này khi đang có kinh nguyệt. Nên làm sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc khoảng 3-5 ngày.

 - Đối với các trường hợp âm đạo bị viêm nhiễm thì nên điều trị trước khi làm xét nghiệm.

8. Nếu phát hiện các tế bào bất thường sau khi xét nghiệm phải làm thế nào?

  • Chắc chắn ung thư, đề nghị bác sĩ cho điều trị ngay
  • Bình tĩnh, thực hiện theo khuyến cáo của bác sĩ
Chính xác

Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm, nếu có sự xuất hiện của các tế bào bất thường thì người bệnh cũng không nên quá lo lắng. Nhiều trường hợp các tế bào bất thường xuất hiện nhưng không phải do ung thư. Một thời gian sau, các tế bào ấy sẽ trở lại bình thường, người bệnh sẽ tiến hành sàng lọc, điều trị bệnh, với tỷ lệ thành công khá cao.

Để biết các tế bào bất thường ấy có trở lại bình thường hay phát triển thành tế bào ung thư thì cần xét nghiệm bổ sung thêm. Có thể là thực hiện soi cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung,… đồng thời người bệnh cần được kiểm tra thường xuyên cho tới khi kết quả hoàn tất.