Đó là một trong những nội dung của Nghị quyết Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Cụ thể, Quốc hội yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đại học; triển khai có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó tăng cường công tác tuyên truyền về triển khai Chương trình này; đổi mới căn bản và toàn diện phương pháp dạy và học, đặc biệt môn học Lịch sử; nghiên cứu ý kiến cử tri, Nhân dân và đại biểu Quốc hội, thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp Trung học phổ thông, bao  gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh; kiểm soát chặt chẽ việc biên soạn và xuất bản sách giáo khoa.

Bên cạnh đó, bổ sung sách giáo khoa vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi sửa đổi Luật Giá; trước mắt, Chính phủ chỉ đạo các Bộ liên quan có biện pháp hạ giá thành sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ hoặc trợ giá sách giáo khoa đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định; nghiêm túc thực hiện đúng các quy định về tài liệu tham khảo, tránh lãng phí.

Thủ tướng gợi ý môn Lịch sử có phần bắt buộc và tự chọn

Thủ tướng gợi ý môn Lịch sử có phần bắt buộc và tự chọn

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra sáng nay (ngày 4/6), Thủ tướng đưa ra gợi ý, có thể nghiên cứu môn Lịch sử theo hướng vừa có phần bắt buộc, vừa có phần tự chọn
Chủ tịch nước: Cần đổi mới phương pháp học tập môn lịch sử

Chủ tịch nước: Cần đổi mới phương pháp học tập môn lịch sử

Chủ tịch nước cho rằng cần đổi mới hơn nữa phương pháp học tập môn lịch sử trong nhà trường và trong cộng đồng xã hội, để mỗi người dân đều hiểu rõ về gốc tích của mình, về truyền thống dân tộc, giá trị lịch sử.
Ông Võ Văn Thưởng: Trung ương chỉ đạo rà soát môn Lịch sử

Ông Võ Văn Thưởng: Trung ương chỉ đạo rà soát môn Lịch sử

Ông Võ Văn Thưởng khẳng định: Dù cho cấp THPT có bắt buộc môn này hay không thì nội dung giáo dục Lịch sử cũng tương đối nhiều. Vấn đề là cách diễn đạt gây hiểu lầm rằng sẽ bỏ môn Lịch sử ở cấp THPT khiến người dân lo lắng.