Phụ nữ ngày càng giữ vai trò quan trọng trong các lực lượng vũ trang trên khắp thế giới. Nhiều phụ nữ đã được vinh danh nhờ nghị lực, sự dũng cảm, và ý chí kiên cường khi hoạt động trong môi trường vốn do nam giới thống trị. Dưới đây là chân dung những nữ quân nhân đã ghi dấu ấn khó phai trong quân đội các nước.
Bà Pavlichenko sinh ngày 12/7/1916 ở thị trấn Belaya Tserkov của Ukraine, và chuyển đến Kiev sinh sống cùng gia đình khi mới 14 tuổi. Bà từng phục vụ trong Hồng quân Liên Xô, và đã tiêu diệt hơn 300 lính Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ Hai. Với biệt danh là “Quý bà Tử thần”, bà Pavlichenko đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, và được trao tặng Huân chương Lenin.
Theo tờ First Post, đam mê bắn súng từ khi còn trẻ, bà Pavlichenko đã tham gia câu lạc bộ bắn súng. Sau đó, khi theo học tại Đại học Kiev, bà đăng ký vào trường bắn tỉa.
Khi Đức Quốc xã xâm chiếm Liên Xô vào tháng 6/1941, bà Pavlichenko lúc đó 25 tuổi đã đến văn phòng tuyển quân ở Odessa. Dù được đề nghị làm y tá, nhưng bà Pavlichenko vẫn quyết trở thành lính bắn tỉa.
Trong một cuốn hồi ký, bà Pavlichenko từng chia sẻ khi gia nhập Hồng quân Liên Xô, tình trạng thiếu vũ khí khiến bà phải sử dụng lựu đạn thay cho súng trường. Nhưng trong một lần đồng đội bị thương và không thể tiếp tục chiến đấu, người này đã đưa cho bà Pavlichenko khẩu súng trường bắn tỉa Mosin-Nagant. Từ đây, tài năng của nữ xạ thủ đã được thể hiện. Được biết, trong số hơn 300 lính Đức bị bà tiêu diệt có nhiều người là lính bắn tỉa.
Theo History UK, một cuộc đấu tay đôi kéo dài 3 ngày từng được bà Pavlichenko mô tả là "một trong những trải nghiệm căng thẳng nhất trong cuộc đời".
Tình yêu cũng nảy nở trong quá trình bà chiến đấu trên chiến trường. Song cặp đôi không có cái kết đẹp, khi người yêu của bà qua đời. Nhưng điều đó không thể ngăn cản bà tiếp tục cầm súng chiến đấu.
Thành tích của bà đã khiến lính Đức sợ hãi, và có ý định mua chuộc. “Lyudmila Pavlichenko, hãy đến với chúng tôi. Chúng tôi sẽ tặng bạn rất nhiều socola và phong bạn trở thành sĩ quan Đức”, bà Pavlichenko kể lại nội dung phát qua loa phóng thanh chiêu dụ của đối phương.
Đáng nói, trong lúc làm nhiệm vụ, bà đã bị thương 4 lần. Trong đó, một mảnh đạn găm vào mặt đã khiến bà phải chấm dứt thời gian tham chiến. Sau khi bình phục, nhờ thành tích chiến đấu nổi bật, bà được Liên Xô cử sang thăm Mỹ, Canada và Anh.
Tại Mỹ, bà Pavlichenko trở thành công dân Liên Xô đầu tiên được Tổng thống lúc đó là Franklin D Roosevelt chào đón tại Nhà Trắng. Đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt cũng kết bạn với bà.
Khi đi tham quan Chicago, nữ xạ thủ đã có bài phát biểu nổi tiếng trước đám đông rằng: “Tôi 25 tuổi, và tính đến nay tôi đã giết 309 lính Đức. Các quý ông có nghĩ rằng các ngài đã trốn sau lưng tôi quá lâu hay không?”.
Sau khi trở về nước, bà làm công tác huấn luyện binh sĩ, và tiếp tục học để trở thành một nhà sử học. Bà qua đời ở tuổi 58 vì đột quỵ.
Một số hình ảnh về ‘Quý bà Tử thần’ Lyudmila Pavlichenko:
Giây phút đối mặt với tử thần của công binh Nga ở Ukraine
Chiến tranh luôn mang tới nhiều đau thương và mất mát, cũng như để lại những trái bom mìn ảnh hưởng về sau.