- Góp ý dự thảo luật Sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch mà QH đang thảo luận, nhiều chuyên gia khẳng định vai trò không thể thiếu của quy hoạch xây dựng tỉnh.

Công bố điều chỉnh quy hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất

Dự án Thủ Thiêm sai phạm từ quy hoạch đến thu hồi đất, tái định cư

Hợp nhất HN: Nguyên Phó bí thư Thành ủy ‘bắt bệnh’ tùy tiện chỉnh quy hoạch

PGS. TS. KTS Đỗ Tú Lan: Có ý nghĩa quan trọng với mỗi tỉnh

Quy hoạch xây dựng tỉnh có vai trò rất căn bản và có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi tỉnh. Nước ta có cấp hành chính địa phương cao nhất là cấp tỉnh, mỗi tỉnh có hệ thống bộ máy hành chính đồng bộ để quản lý nhà nước.

{keywords}
PGS.TS.KTS Đỗ Tú Lan

Do đó quy hoạch xây dựng tỉnh là một công cụ không thể thiếu được để giúp tỉnh có căn cứ quản lý toàn bộ cơ sở vất chất trong tỉnh. Đồng thời, dựa vào quy hoạch xây dựng tỉnh để có chiến lược thực hiện từng bước hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong tỉnh theo từng giai đoạn theo điều kiện của mỗi tỉnh.

Việt Nam đã và đang tăng cường phân cấp phân quyền, vai trò chính quyền địa phương rất quan trọng, mỗi tỉnh được giao trọng trách trong việc quản lý sử dụng và khai thác đất đai, tài nguyên của địa phương cho nhu cầu phát triển theo phạm vi phân cấp.

Mỗi tỉnh có đặc thù khác nhau, điều kiện phát triển khác nhau, đồng thời trong bối cảnh kinh tế thị trường sự cạnh tranh phát triển lành mạnh cũng đòi hỏi mỗi tỉnh phải có những chiến lược quyết sách của mình dựa trên những lợi thế của mình.

Tôi cho rằng, quy hoạch xây dựng tỉnh là một loại hình quy hoạch có tính tích hợp cao, trong đó bao hàm đầy đủ các yếu tố xã hội kinh tế môi trường, hệ thống hạ tầng kỹ thuật…, thể hiện đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất cần thiết phát triển trên nền tảng hiện hữu và tiềm năng của khu vực.

Do đó quy hoạch xây dựng tỉnh chính là kim chỉ nam cho lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các ngành triển khai thực hiện các hạng mục công trình một cách đồng bộ, theo từng giai đoạn thích hợp tạo sự phát triển cho tỉnh hợp lý nhất.

Đây đã là quy hoạch có tính tích hợp cao, đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý nhà nước đối với một tỉnh, do đó không nên có sự thay thế mới bằng quy hoạch tỉnh. Hơn nữa, nội hàm của quy hoạch tỉnh không rõ ràng hệ thống cơ sở vật chất theo hướng tích hợp như quy hoạch xây dựng tỉnh.

Nguyên Thứ trưởng Xây dựng Phạm Sỹ Liêm: Đừng hiểu quá hẹp

Đối với việc quản lý đầu tư xây dựng các đô thị, các khu chức năng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, công trình đầu mối thì nói chung là phải có quy hoạch xây dựng. Xây dựng không phải chỉ là công trình, xây dựng phải hiểu là hạ tầng, là liên kết, là sử dụng đất đai hiệu quả, là các vấn đề bảo vệ môi trường phát triển bền vững.

{keywords}
Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Sỹ Liêm

Tôi muốn nói vai trò của quy hoạch xây dựng đừng hiểu quá hẹp và chỉ là quy hoạch của ngành. Ví dụ quy hoạch vùng sản xuất nông, lâm nghiệp… nếu thị trường cần thì dân sẽ trồng, không cần quy hoạch.

Nhưng để trồng và khai thác hiệu quả thì phải có quy hoạch hệ thống đường xá, hạ tầng, tiêu thoát nước, xử lý rác thải, nước thải, các xí nghiệp công nghiệp để chế biến sản phẩm…. đấy là nhiệm vụ của quy hoạch xây dựng. Quy hoạch xây dựng là để phục vụ công nghiệp, phục vụ nông nghiệp và các ngành khác.

Tôi cho rằng, quy hoạch tỉnh nên làm theo hướng tổng thể, tích hợp đa ngành và để làm sao các ngành không có các định hướng chồng lấn, dẫm chân lên nhau vì mục tiêu chung.

Còn lại đầu tư xây dựng cụ thể như thế nào, ở đâu, quy mô ra sao, hình dáng ra sao, kết nối với nhau như thế nào là nhiệm vụ của quy hoạch xây dựng tỉnh. Do vậy, tôi thống nhất với nội dung tờ trình dự thảo luật của Chính phủ trình QH.

Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội Nguyễn Trúc Anh: Đang thực hiện rất tốt

Quy hoạch Xây dựng ra đời từ năm 2009, trước đó nhiều năm đã quy hoạch xây dựng rồi và nó đã có chỗ đứng trong hệ thống chính trị, hệ thống luật pháp rất rõ ràng.

Chúng ta chỉ thiếu một số điều mà luật này có thể bổ sung, đó là khi làm quy hoạch xây dựng theo hướng tích hợp, chúng ta phải có quy hoạch đầu vào cho quy hoạch xây dựng. Ví dụ quy hoạch xây dựng từ xưa đến nay vẫn phải có nghiên cứu về quy hoạch giao thông trước; quy hoạch chuyên ngành về sử dụng đất, thổ nhưỡng; quy hoạch chuyên ngành về khoáng sản, địa chất, thủy văn…

Từ đó tổng hợp lại, chúng ta đưa ra phương án tối ưu nhất cho thành phố và hạn chế phân tán nguồn lực một cách tối đa.

Với quy hoạch xây dựng Hà Nội đã tích hợp đa ngành, chúng ta đã đưa ra được cụ thể hạ tầng, đầu mối, hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật.. đang rất rõ ràng. Hiện nay Hà Nội đang phát triển các hệ thống đường vành đai, đường xuyên tâm… thực hiện theo quy hoạch xây dựng. Các hệ thống về mật độ xây dựng tầng cao tòa nhà đã có các quy định quản lý.

Các hệ thống về hạ tầng, thoát nước, hệ thống thủy lợi… cũng vậy, tất cả đều tích hợp trong quy hoạch xây dựng chung Thủ đô và hiện nay các quận huyện, các đơn vị địa phương đang thực hiện rất tốt.

Chúng ta không có cớ gì bỏ quy hoạch đó đi, thay thế bằng quy hoạch mà chúng ta không biết kết quả ra sao, chưa được thực nghiệm, làm thí điểm bao giờ. Nên rà soát lại, nâng cấp quy hoạch xây dựng lên và tích hợp hơn.

'Chẳng quốc gia nào làm được quy hoạch tỉnh mà có mọi thứ'

'Chẳng quốc gia nào làm được quy hoạch tỉnh mà có mọi thứ'

Trên thế giới này chẳng có quốc gia nào làm được quy hoạch tỉnh mà có tất cả mọi thứ, có cả không gian.

Chưa tìm được tiếng nói chung về quy hoạch xây dựng tỉnh

Chưa tìm được tiếng nói chung về quy hoạch xây dựng tỉnh

Nhiều ĐB cho rằng nên có quy hoạch xây dựng tỉnh như là quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành nhưng cũng có ý kiến lo ngại về sự chồng lấn.

Có nên tích hợp quy hoạch xây dựng tỉnh vào quy hoạch tỉnh?

Có nên tích hợp quy hoạch xây dựng tỉnh vào quy hoạch tỉnh?

Theo Phó viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn quốc gia, nên tồn tại cả quy hoạch xây dựng tỉnh và quy hoạch tỉnh để hỗ trợ nhau.

Gia Nguyên