- Nguyên Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Tưởng Phi Chiến chỉ ra việc nhiều dự án điều chỉnh quy hoạch khá tùy tiện, dẫn đến nhiều hậu quả.

Hạ tầng không đảm bảo sự phát triển

Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, UBND TP Hà Nội nêu nhiều thành tựu đạt được. Cụ thể, về kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, có nhiều dự án đã được triển khai và hoàn thành như hệ thống đường dẫn cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, hoàn thành cầu Nhật Tân; đang triển khai xây dựng tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, tuyến Nhổn – ga Hà Nội...

{keywords}
Phương tiện cá nhân tăng nhanh trong điều kiện giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân

Số điểm ùn tắc giao thông năm 2010 là 124 điểm, đến nay giảm xuống còn 35.

Tuy nhiên, TP cũng nhìn nhận tốc độ tăng hàng năm của ô tô là 10,2%, xe máy là 6,7%, trong khi tốc độ phát triển hạ tầng giao thông chỉ ở mức 3,9%.

Điều này dẫn đến ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân cũng như sự phát triển KTXH của TP.

Về công tác di dời các bộ ngành, cơ sở y tế, giáo dục ra ngoại thành, Hà Nội đánh giá còn chậm, chưa đồng bộ. Quỹ đất sau di dời được sử dụng làm cơ sở 2 hoặc lập dự án đầu tư xây dựng kinh doanh, thương mại, không bàn giao cho Hà Nội quản lý, khai thác sử dụng để bổ sung hạ tầng xã hội, kỹ thuật cho địa phương.

Theo Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư VN Nguyễn Quốc Thông nhận định rõ ràng cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội.

“Những tuyến giao thông nhanh như đường sắt đô thị trầy trật mãi không làm xong, giao thông công cộng không thành hệ thống, giao thông chưa thực sự kết nối được với quy hoạch đô thị...”, ông Thông lo lắng.

Ông cho hay, phát triển đô thị phải có tính đồng bộ giữa giao thông và đô thị, tuy nhiên hiện nay 2 yếu tố này chưa có sự kết hợp dẫn đến đô thị phát triển nhanh hơn hạ tầng giao thông.

{keywords}
Nhiều nhà cao tầng mọc lên san sát gây bí bách. Ảnh: Trần Thường

Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư VN cho rằng giao thông Hà Nội đang rất “gay”. Theo ông, một đô thị phải có luật và quy tắc, nếu không theo quy hoạch là rất dở, tự dẫn đến phá sản.

Điều chỉnh quy hoạch còn tuỳ tiện

Đồng quan điểm, nguyên Phó bí thư Thành uỷ Hà Nội Tưởng Phi Chiến cũng nhận định công tác quy hoạch còn nhiều yếu tố chưa đáp ứng được yêu cầu.

“Có những khó khăn liên quan đến nguồn lực đầu tư xây dựng, nhưng cũng có nguyên nhân từ chủ quan chúng ta làm thực sự chưa quyết liệt, thực hiện chưa đồng bộ”, ông Chiến nói.

Theo ông, Hà Nội vẫn tập trung chủ yếu đầu tư xây dựng cho nội thành. Trước khi hợp nhất, những khu vực như Hà Đông, Sơn Tây và các huyện ngoại thành đã triển khai nhiều dự án lớn nhưng sau nhiều năm thi công vẫn chưa xong.

{keywords}
Nguyên Phó bí thư Thành uỷ Hà Nội Tưởng Phi Chiến

“Hạ tầng chưa đồng bộ như vậy khiến nội đô bị quá tải rất lớn. Điều đó dẫn đến ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, ùn tắc giao thông”, ông Chiến nói và cho rằng, Hà Nội giải quyết vấn đề này còn chậm, chưa đạt mục tiêu mà QH đề ra.

Đi vào những dự án cụ thể trong nội đô, ông Tưởng Phi Chiến nhận thấy quá trình thực hiện bộc lộ nhiều khuyết điểm.

“Có thể nói không phải ít mà nhiều dự án điều chỉnh quy hoạch khá tùy tiện. Điều này làm tăng mật độ dân số trong nội thành và tạo ra rất nhiều hậu quả về xã hội”, ông Chiến đánh giá.

Trước những tồn tại này, nguyên Phó bí thư Thành uỷ nhìn nhận trước hết là do công tác lãnh đạo, chỉ đạo của TP. “Trong đó cũng có trách nhiệm cá nhân chúng tôi, những người tham gia công tác ở TP trong nhiều năm”, ông nói thêm.

"Băm nát" quy hoạch

Tại hội nghị tổng kết của Sở Quy hoạch Kiến trúc vào tháng 1/2017, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ ra nhiều bất cập trong công tác quy hoạch.

Đối chiếu với tiêu chuẩn, tiêu chí một TP xanh trong tương lai, ông nhận thấy phát triển quy hoạch của Hà Nội có những vấn đề đang đi chệch hướng.

Theo ông, nếu như những năm 1990 chúng ta lấy rộng ra hai bên 200-300m mặt đường thì TP đã có đủ tiền để phát triển hạ tầng không kém gì các nước khác. Nhưng đến giờ chúng ta phải trả giá vì đã làm quy hoạch "băm nát" Hà Nội. Có những khu đất 5-7ha cũng băm ra cho 2-3 chủ đầu tư.

 

Hợp nhất Hà Nội: Cả tuần mất ngủ vì phải cắt giảm 500 thượng, đại tá

Hợp nhất Hà Nội: Cả tuần mất ngủ vì phải cắt giảm 500 thượng, đại tá

Khi mở rộng địa giới, Bộ Tư lệnh Thủ đô có khoảng 1.000 sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp… dôi dư, trong đó có khoảng 500 thượng, đại tá.

10 năm hợp nhất: Hà Nội sắp xếp ‘ghế’ cán bộ như thế nào?

10 năm hợp nhất: Hà Nội sắp xếp ‘ghế’ cán bộ như thế nào?

Sau hợp nhất, số lượng cán bộ công chức của Hà Nội lên đến hơn 100 ngàn người. Chất lượng trình độ cán bộ không đồng đều.

Chủ tịch HN: Xây nhà cao tầng là tất yếu, không có con đường nào khác

Chủ tịch HN: Xây nhà cao tầng là tất yếu, không có con đường nào khác

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh việc xây dựng nhà cao tầng là xu hướng tất yếu, chắc chắn chúng ta không còn con đường nào khác.

Chung cư cao tầng ở trung tâm, mỗi nhà giàu 2 ôtô đi đường nào?

Chung cư cao tầng ở trung tâm, mỗi nhà giàu 2 ôtô đi đường nào?

Không lý thuyết quy hoạch nào cho phép xây chung cư 50 tầng ở ngay Giảng Võ, mà mỗi nhà giàu 2 ô tô thì đi đường nào - Thủ tướng gay gắt.

Siêu cao tầng trong phố: Trên comple dưới chân đất

Siêu cao tầng trong phố: Trên comple dưới chân đất

Dựng thêm nhiều tòa nhà hiện đại, chọc trời trên khuôn viên quá chật hẹp, không đồng bộ, chẳng khác gì mặc comple mà đi chân đất.

Cả làng lên Hà Nội bán kẹo lạc: Đường tắc đến thế kỷ sau

Cả làng lên Hà Nội bán kẹo lạc: Đường tắc đến thế kỷ sau

Nếu tiếp tục chỉ tập trung đầu tư cho thành phố, không có giải pháp quyết liệt thì đường Hà Nội sẽ còn tắc lâu dài.

Hương Quỳnh