Theo Politico, động thái rút bớt nhân viên ngoại giao có thể là dấu hiệu của ‘nhiều bài toán hóc búa’ đang chờ đợi Tổng thống đắc cử Joe Biden ở Trung Đông, khu vực mà nhóm chính sách đối ngoại của ông khá xem nhẹ. Bộ Ngoại giao Mỹ trong buổi họp báo ngày 2/12 (giờ Mỹ) không xác nhận việc rút bớt nhân viên tại Iraq là sự thật, nhưng cũng để ngỏ khả năng này.
Bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Iraq sau một vụ tấn công. Ảnh: AP |
“Bộ Ngoại giao Mỹ liên tục điều chỉnh sự hiện diện ngoại giao tại các đại sứ quán và lãnh sự quán trên khắp thế giới dựa trên nhiệm vụ, môi trường an ninh nước sở tại, tình hình sức khỏe cũng như các đợt nghỉ lễ. Việc đảm bảo sự an toàn của các nhân viên chính phủ, công dân Mỹ và an ninh tại các cơ quan ngoại giao, vẫn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”, Politico dẫn lời một quan chức phát biểu.
Theo Politico, thông tin chính quyền Trump muốn rút bớt nhân viên ngoại giao tại Iraq diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Iran tiếp tục leo thang sau vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân hàng đầu Iran Mohsen Fakhrizadeh xảy ra hồi tuần trước. Israel, đồng minh thân cận của Washington tại Trung Đông, được cho có nhúng tay vào vụ việc này.
Và vào tháng sau cũng tròn 1 năm vụ chỉ huy đặc nhiệm Quds của Iran, tướng Qassem Suleimani bị Mỹ ám sát khi ông này tới thăm Iraq.
Politico nhận định, Washington sẽ tiếp tục gia tăng lệnh trừng phạt nhằm vào Tehran trong những tuần cuối nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump. Và mục đích áp những lệnh trừng phạt này không chỉ để Iran gặp khó khăn, mà còn làm Tổng thống đắc cử Joe Biden lâm vào thế khó khi muốn đưa Mỹ quay trở lại với thỏa thuận hạt nhân.
Tuấn Trần
Quan chức Mỹ nói Israel ám sát nhà khoa học nổi tiếng Iran
Một quan chức Mỹ giấu tên đã đổ lỗi cho Israel về vụ ám sát Mohsen Fakhrizadeh, nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran.
Tư lệnh cấp cao Iran bị ám sát
Tư lệnh cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Muslim Shahdan vừa thiệt mạng trong một vụ tấn công bằng máy bay không người lái ở biên giới Syria - Iraq.