Theo đó Bộ Tài chính cho rằng vé máy bay khi niêm yết cần rõ ràng, minh bạch các yếu tố cấu thành.

Cụ thể, công văn dẫn quy định tại Luật giá cùng Thông tư 36 của Bộ GTVT và đưa ra nhận định hiện quy định về giá vé đều đang thống nhất, các hãng bay "có trách nhiệm niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bao gồm các loại , phí, lệ phí (nếu có)".

"Việc niêm yết giá cần rõ ràng gắn với chất lượng dịch vụ, công khai và minh bạch tránh gây nhầm lẫn cho khách hàng", văn bản của Bộ Tài chính nêu rõ và đề nghị hai hãng bay thực hiện việc niêm yết giá vé theo quy định pháp luật hiện hành.

Trên thị trường hiện có 2 dạng niêm yết vé Vietjet Air là hãng bay hiển thị net fare tức giá và thuế phí tách riêng, còn Vietnam Airlines hiện thị gross fare tức là gộp chung cả thuế phí.

Hai cách niêm yết vẫn tồn tại và hiện nay người mua vé đều hiểu và biết cách tính chi phí đầy đủ cho mỗi chuyến bay của mình. Theo luật sư Trương Anh Tú – Chủ tịch TAT Law Firm ‘Thực tế cho thấy nhìn vào niêm yết, quảng cáo, khách hàng không quan tâm nhiều đến mức chênh lệch là bao nhiêu tiền vì họ đã biết vé của hãng nào thường cao hơn, hãng nào thấp hơn…’.

{keywords}
 

Theo đó quy định, niêm yết giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo công khai bằng các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cụ thể, tại khoản 3 điều 18 nghị định 177/2013 hướng dẫn về Luật giá có quy định “Giá niêm yết là giá hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ đó”. Nếu áp dụng quy định này thì chúng ta hiểu rằng giá niếm yết đối với dịch vụ vận chuyển phải bao gồm thuế và lệ phí…

Hiện nay một số hãng hàng không đang để mức giá hiển thị trên hệ thống trang thông tin (website), phần mềm (app) chưa bao gồm thuế, phí. Tuy nhiên, khi khách hàng nhập thông tin thì toàn bộ mức phí, thuế và các dịch vụ liên quan đều được hiển thị chi tiết.

Theo ông Tú, điều này không trái với quy định về niêm yết giá nêu trên bởi việc niêm yết giá là công khai bằng hình thức thích hợp để thuận tiện cho khách hàng quan sát, nhận biết và không gây nhầm lẫn.

Hiện nay, có các hãng hàng không công khai giá bằng hình thức hiển thị giá vận chuyển trước, phí, thuế dịch vụ sau và sau đó tổng hợp giá (bao gồm tất cả các chi phí và thuế, có công thức, phần mềm hỗ trợ tính toán rõ ràng Vì thế, trước khi thanh toán giá khách hàng được biết cũng chính là giá dịch vụ đã bao gồm thuế và lệ phí theo quy định. Như vậy, việc công khai giá gốc trước và thuế, phí sau, là không trái với quy định pháp luật về niêm yết giá.

Theo thông lệ quốc tế các hãng hàng không thường niêm yết tổng số tiền hành khách phải trả đã bao gồm thuế phí, dịch vụ (gross fare) và niêm yết cả giá gốc (net fare, chưa bao gồm thuế phí) cùng giá tổng đã bao gồm thuế, phí.

Do đặc thù của phương thức kinh doanh nên ở nhiều hãng hàng không trong và ngoài nước, chỉ sau khi khách hàng chọn sản phẩm, dịch vụ đầy đủ mới có cơ sở vững chắc để niêm yết, công bố giá đầy đủ cả thuế, phí để khách lựa chọn trước khi quyết định mua. Và điều này không vướng mắc hay phàn nào từ khách hàng. Phần lớn khách hàng đều hiểu rõ ràng về khoản phí dịch vụ mình phải trả mà không bị nhầm lẫn.

Thực tế cho thấy qua niêm yết, quảng cáo, khách hàng không quan tâm nhiều đến mức chênh lệch là bao nhiêu tiền vì khi đi săn vé, mỗi khách hàng đã tự biết vé của hãng nào thường cao hơn, hãng nào thấp hơn. Từ đó, họ lựa chọn là giá nào rẻ hơn, phù hợp hơn với mức chi trả của họ.

Hiện nay, ngoài Vietjet còn Bamboo Air và hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific (Jetstar) có công ty mẹ là Vietnam Airlines áp dụng việc niêm yết giá giống nhau với cách niêm yết cả giá gốc (net fare, chưa bao gồm thuế phí) cùng giá tổng đã bao gồm thuế, phí.

Hoài Nam