Không cần nói cũng biết Trung Quốc là đối tác chiến lược của ASEAN. Tuy nhiên, tình hữu nghị và đoàn kết trong nội bộ ASEAN còn quan trọng hơn nhiều.

LTS: Từ sau những rạn nứt năm 2012, các thành viên ASEAN đã liên minh lại vì những mục đích chung. Giờ đây liên minh này một lần nữa lại bị thử thách khi phải đối mặt với vấn đề Biển Đông. Với trách nhiệm thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của ông Dimas Muhamad. làm việc tại Cơ quan Phân tích Chính sách và Phát triển, Bộ Ngoại giao Indonesia.

Mối lương duyên nhiều trắc trở

Khi chúng ta nói về Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 2012, một số người nhắc lại sự thất bại của ASEAN trong việc lần đầu tiên trong lịch sử đưa ra một tuyên bố chung.

Nhưng có một điều họ quên mất rằng, không lâu sau Hội nghị, với nỗ lực ngoại giao bền bỉ không biết mệt mỏi của Indonesia, Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN đã bỏ qua những khác biệt và cùng nhau có được tiếng nói chung.

Theo đó, các Bộ trưởng ASEAN xác nhận sự cam kết đối với “Nguyên tắc 6 điểm”, Điều thứ 6 nêu rõ “Giải quyết hòa bình các tranh chấp, phù hợp với các nguyên tắc đã được thừa nhận của Luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS)”.[1]

Một lần nữa, sự đoàn kết này sẽ được thử thách khi Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague công bố kết quả của công tác trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc về Biển Đông ngày 12/7.

Từ sau những rạn nứt năm 2012, các thành viên ASEAN đã liên minh lại vì những mục đích chung. Bốn năm sau, với những phán quyết trọng tài sắp được đưa ra, liệu ASEAN sẽ đứng lên chịu trách nhiệm một lần nữa?

Có nhiều lí do để nghi ngờ. Tổ chức khu vực này ngày càng bị thử thách sau những bất đồng trên Biển Đông. Bên cạnh Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 2012, vài tuần trước, các nước ASEAN cũng phải đối mặt với một sự lộn xộn trong Hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc. Trong Hội nghị này, Tuyên bố của ASEAN về Biển Đông đã bất ngờ được rút lại vì một số thành viên bị Trung Quốc gây áp lực.

{keywords}

ASEAN không thể có thêm một mối bất hòa nào khác. ASEAN phải đoàn kết và hành động cùng nhau. Ảnh: TQ không ngừng xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông. Ảnh: CSIS

Lần này, ASEAN không thể có thêm một mối bất hòa nào khác. ASEAN phải đoàn kết và hành động cùng nhau. Những khác biệt giữa các nước thành viên là hoàn toàn bình thường, chỉ có bốn thành viên xác nhận trong khi sáu thành viên còn lại tỏ ra không tham gia tích cực. Các thành viên ASEAN không thể để những khác biệt này che mờ đi những lợi ích chung, nhằm duy trì hòa bình và sự ổn định trong khu vực.

Phán quyết về tranh chấp Biển Đông

Trong nhiều thập kỷ, các quốc gia yêu cầu đã luôn luôn có những cách nhìn khác nhau về tính hợp pháp của các yêu sách của họ đối với các nước khác. Các kết quả phân xử sẽ đánh dấu việc lần đầu tiên một tổ chức quốc tế có thẩm quyền quyết định về việc một số tuyên bố không có hiệu lực so với một số người khác. Những quyết định này có thể tác động không tích cực và có khả năng làm trầm trọng thêm căng thẳng trong khu vực vốn luôn căng thẳng. Trong bối cảnh đó, sự đoàn kết của ASEAN là cần thiết  hơn bao giờ hết.

Nếu ASEAN vẫn cố giữ những suy nghĩ thiếu tích cực, uy tín của tổ chức này sẽ càng bị xói mòn. ASEAN sẽ không còn được tôn trọng, và những thành viên của ASEAN, đặc biệt là những quốc gia có khiếu nại sẽ quay lưng lại với tổ chức của mình. Chưa hết, những thế lực lớn sẽ nghi ngờ ASEAN và sẽ có những động thái bảo vệ lợi ích riêng, chia rẻ lẫn nhau ngày càng mãnh liệt.

Sự nghi kị cũng sẽ tác động không nhỏ tới kế hoạch lớn lao, đó là hình thành Cộng đồng chung ASEAN. Khát vọng tốt đẹp này sẽ bị đe dọa nếu các quốc gia thành viên không giữ được cái đầu tỉnh táo trước thách thức mà tổ chức ASEAN đang phải đối mặt.

TQ là đối tác quan trọng, nhưng đoàn kết của ASEAN quan trọng hơn

Sự đoàn kết của ASEAN không bao giờ là động thái gây hấn đối với bất kì quốc gia nào, kể cả Trung Quốc. Sự đoàn kết trong khối được thể hiện qua quyết tâm hành động và phát ngôn đồng nhất, nhằm hướng tới nền hòa bình và sự ổn định thế giới của ASEAN.

Không cần nói cũng biết Trung Quốc là một đối tác chiến lược của ASEAN, sự hợp tác với Bắc Kinh là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, tình hữu nghị và đoàn kết trong nội bộ ASEAN còn quan trọng hơn.

Trong Hội nghị Bộ trưởng ASEAN, dự kiến tổ chức vào cuối tháng này, ASEAN nên có một thông báo chung về kết quả của phiên trọng tài.

Chúng ta phải bước đi cẩn trọng và ngăn ngừa những nguy cơ chia rẽ nội bộ ASEAN. Ngài Thủ tướng của Cam-pu-chia đã công khai phản đối phiên trọng tài này. Việc đưa ra quyết định chung có thể đồng nghĩa với việc chúng ta phải chấp nhận mẫu số chung nhỏ nhất.

Vả lại, một việc đáng chú ý hơn là phiên trọng tài này sẽ đưa ra những phương án hợp lý để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, tuân thủ theo luật pháp quốc tế, thứ mà ASEAN đã luôn ủng hộ từ năm 2012.

Đến lúc này, các nước thành viên ASEAN phải nỗ lực để tạo nên một tuyên bố chung kêu gọi cộng đồng quốc tế tôn trọng quyết định của tòa án trọng tài. Nếu không nhân được sự ủng hộ, ít nhất ASEAN cũng nên kêu gọi các nước hạn chế tối đa những hành động thêm dầu vào lửa, gia tăng hiềm khích trong khu vực. Tuyên bố chung đó không phản đối bất kỳ quốc gia nào thể hiện sự ủng hộ đối với kết quả trọng tài.

Thay vì chia rẽ, trong việc đối mặt với vấn đề Biển Đông, ASEAN cần hành động đồng lòng. Nếu không, không chỉ sự ổn định trong khu vực mà hình ảnh ASEAN như một cộng đồng cũng sẽ bị lung lay dữ dội.

Thùy Vân

•       Tuần Việt Nam lược trích và đặt lại tiêu đề

Các ý kiến trong bài viết là ý kiến cá nhân của tác giả

_______________________________________

[1] http://www.asean.org/wp-content/uploads/images/AFM%20Statement%20on%206%20Principles%20on%20SCS.pdf