Giải đấu lần này quy tụ rất nhiều cái "mới" và có một bầu không khí vô cùng hào hứng. Với mục tiêu quảng bá và xây dựng cộng đồng Starcraft II Việt Nam ngày càng vững mạnh. 8 tuyển thủ đã đến từ sáng sớm để chuẩn bị cho giải đấu. Nếu đánh giá về khả năng, trình độ giữa họ cách nhau không quá xa, ai cũng muốn trở thành nhà vô địch của giải đấu. Nhưng chỉ duy nhất một người có thể bước lên bục cao nhất. Mạnh mẽ và chắc chắn, trận Chung kết diễn ra giữa 2 tuyển thủ được đánh giá "một chín, một mười" - Lê Hoàng Anh "Sok" Thông (Terran) và Tô Hồng "Sirentt" Phúc (Protoss). 

Vòng Group Stage : Daeng (Terran) vs MonkeyBoss (Zerg)

  • Game 1:

Bắt đầu trận đấu, Daeng  dùng chiến thuật rush Hellbat với ý đồ tiêu diệt đối thủ từ sớm, tuy nhiên dường như đã đánh hơi được ý đồ của đối phương, MonkeyBoss lên rất nhiều ZergLing và cũng có Baneling từ sớm (unit khắc tinh của Hellbat). Sau khi phòng thủ thành công pha rush của Daeng, game thủ Zerg quyết định phản công bằng Roach và Baneling, nhưng đây lại là 1 sai lầm khi Daeng đã kịp thiết lập  hàng rào phòng thủ với Helion, Widow Mine và Banshee. Bị behind quá nhiều sau pha tấn công thất bại, MonkeyBoss đành chịu thua. 1-0 cho Daeng

Pha tấn công thất bại của MonkeyBoss

  • Game 2:

Trận thứ 2 diễn ra trên 1 map rất rộng là Cactus Valley nên cả 2 game thủ đều tập trung phát triển kinh tế từ đầu game. Bước ngoặt của trận đấu là 1 pha trade base giữa 2 game thủ khi Daeng drop 3 Medivac với tất cả quân đội vào căn cứ chính của Zerg trong khi MonkeyBoss cũng mang toàn bộ đội quân Baneling, Zergling tấn công vào trước mỏ 2 của Terran. Tận dụng rất tốt lợi thế phòng thủ của Terran, Daeng đã giành thắng lợi cuối cùng. 2-0 cho game thủ Terran.

Pha trade base quyết định trận đấu

Playoff: Sirent (Protoss) vs Daeng (Terran)

  • Game 1:

Giống như trong game với MonkeyBoss, lần này Daeng cũng chọn 1 build rush để kết thúc sớm trận đấu - Hammer build (dùng Marauder và Widow Mine), vốn là 1 build rất mạnh để trừng phạt những Protoss liều lĩnh ăn mỏ 2 sớm. Tuy nhiên thật không may khi Sirent đã đánh rất cẩn thận khi open bằng 2 Gate + Stargate và phòng thủ rất dễ dàng pha rush của Daeng. Cùng lúc đó, Sirent cũng dùng Oracle tiêu diệt được tới 16 SCV và giành được lợi thế rất lớn. Sau đó game thủ Protoss phản công và giành thắng lợi. 1-0 cho Sirent.

Siege Tank hoàn toàn vô dụng trước đàn Zealot quá đông đảo

  • Game 2:

Trận đấu diễn ra kha cân bằng với những pha ăn miếng trả miếng của cả 2 bên. Điểm nhấn của trận đấu là  big fight ở mỏ 3 của Sirent. Với đội quân gồm Zealot và Immortal (unit khắc tinh của Tank), Sirent dễ dàng giành chiến thắng, sau đó phản công và kết thúc game đấu. 2-0 cho game thủ Protoss.

Vị  trí combat rất bất lợi cho Terran

Semi-final : Sok (Terran) vs Meomaika (Zerg)

  • Game 1 :

Trận đấu diễn ra rất hấp dẫn với những pha combat liên tục. Meomaika có 1 quyết định rất hay khi dùng Roach burrow di chuyển xuyên qua hàng rào phòng thủ của Terran và tiêu diệt được rất nhiều SCV, tuy nhiên sai lầm sau đó của game thủ Zerg đó là quá tham lam khi tiếp tục để mất quá nhiều Roach với ý đồ định tiêu diệt thêm nhiều SCV. Bị behind và army supply, Meomaika không thể chống đỡ pha push của Sok và chấp nhận thất bại. 1-0 cho Sok.

Quá behind về army, Meomaika không thể giành chiến thắng trong big fight quyết định

  • Game 2 :

Một macro game đỉnh cao và rất mãn nhãn với những pha tấn công-phòng thủ liên tiếp của 2 game thủ, các trận big fight diễn ra dường như xuyên suốt trận đấu. Game thủ Meomaika cho thấy sự linh hoạt trong unit composition của mình khi liên tục đảo tech, có lúc dùng Roach Muta, có lúc chuyển sang dùng Broodlord và cuối trận là Ultralisk. Bên phía kia, Sok phạm 1 sai lầm khá đáng tiếc khi quên upgrade cho bio unit, và trong big fight cuối cùng, đội quân bio với upgrade 1-2 đã hoàn toàn thất thế trước đàn Ultralisk hung hãn (upgrade 5-3). Tỉ số được quân bình 1-1.

Đàn Ultralisk dễ dàng giành chiến thắng trước đội quân Terran do vượt trội về upgrade

  • Game 3:

Meomaika khá tham lam khi quyết định ăn mỏ 3 sớm cũng như upgrade Lair để có mutalisk. Kết quả là pha rush sớm bằng Hellbat và Marauder của Sok đã gây ra được rất nhiều thiệt hại cho game thủ Zerg. Sau đó, trận đấu diễn ra khá  1 chiều và Sok không mấy khó khăn giành chiến thắng quyết định. 2-1, Sok tiến vào trận chung kết.

Combat quyết định của trận đấu

Final: Sok (Terran) vs Sirent (Protoss)

  • Game 1:

Sirent dùng chiến thuật Oracle quen thuộc với ý định quấy rối từ sớm, tuy nhiên Sok đã phòng thủ rất thành công với Turet và Widow Mine. Sau đó là thế trận cầm chừng khi cả 2 game thủ đều rất cẩn thận, tuy nhiên ở cuộc chiến cuối cùng, việc để mất vị trí thuận lợi vào tay Terran đã khiến Sirent hoàn toàn gặp bất lợi trong combat, với những pha EMP rất chính xác, Sok đã giành chiến thắng đầu tiên. 1-0 cho game thủ Terran.

Pha EMP rất chính xác của game thủ Terran

  • Game 2:

Game đấu diễn ra với kịch bản khá giống với game 1, tuy nhiên lần này Sirent đã phòng thủ rất chắc chắn. Những pha drop của Sok  giống như đâm đầu vào tảng đá. Trận đấu được đưa về late game - là khoảng thời gian mà Protoss rất mạnh so với Terran. Với việc tập hợp được Deathball (Colosus, High Tamplar, Zealot, Stalker), Sirent dễ dàng giành chiến thắng và quân bình tỉ số 1-1.

Deathball của Protoss tỏ ra quá mạnh trước Terran

  • Game 3:

Sok mở đầu bằng build CC first trong khi Sirent chọn proxy Oracle. Sok muốn tận dụng đặc điểm của map Vaani Research Station  để bao vây không cho Protoss ăn mỏ 3, tuy nhiên Sirent đã rất kiên nhẫn khi đợi có đủ Colo và Storm mới tiến hành push ra, thiết lập mỏ 3 và tấn công Terran bằng đội quân hùng hậu của mình.  Kết quả là 2-1 cho game thủ Protoss.

Không có đủ Viking và Ghost, Terran không thể làm gì trước đội quân Protoss

Nhìn chung, hoành tráng chính là từ ngữ duy nhất có thể diễn tả giải đấu lần này. Với sự tài trợ từ TTeSports, Thermaltake và Monster Enegy, giải đấu trở nên thu hút hơn. Ngoài ra, sự có mặt của buổi giao lưu Hearthstone cũng góp phần vào thành công của giải đấu. 

Khang Hân