Đây là một bệnh hiếm gặp do virus đậu mùa khỉ, cùng họ với bệnh đậu mùa gây ra, triệu chứng thường ít nghiêm trọng hơn.
Bệnh hay xuất hiện ở những vùng xa xôi của Trung và Tây Phi. Virus này lần đầu tiên được phát hiện ở khỉ nuôi nhốt năm 1958. Trường hợp đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970.
Kể từ đó, đã có những ca lẻ tẻ xuất hiện trên 10 quốc gia châu Phi. Trong đó, Nigeria trải qua đợt bùng phát lớn vào năm 2017, với 172 trường hợp nghi ngờ và 61 trường hợp xác nhận. 75% số bệnh nhân là nam giới từ 21 đến 40 tuổi.
Các trường hợp bên ngoài châu Phi trước đây ít phổ biến hơn, thường liên quan đến du lịch quốc tế hoặc động vật nhập khẩu. Năm 2003, Israel, Anh, Singapore và Mỹ báo cáo 81 trường hợp liên quan đến chó nhiễm bệnh từ động vật nhập khẩu.
Các triệu chứng sớm của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, nhức đầu, đau cơ, sưng tấy, đau lưng, mọc những nốt sần sùi…
Bệnh nhân thường phát ban từ một đến ba ngày sau khi sốt, bắt đầu ở mặt và lan sang các bộ phận khác của cơ thể, như lòng bàn tay và lòng bàn chân. Người bệnh bị nổi sần, mụn nước rồi vỡ, đóng vảy, để lại sẹo.
Hiện chưa có phương pháp đặc trị an toàn cho bệnh đậu khỉ nhưng hầu hết các ca đều nhẹ và tự khỏi. Triệu chứng kéo dài từ hai đến bốn tuần.
Vắc xin đậu mùa đã được chứng minh có hiệu quả ngăn chặn sự lây lan của virus. Vương quốc Anh và Tây Ban Nha hiện cung cấp vắc xin cho những người đã phơi nhiễm để giảm các triệu chứng và hạn chế lây lan.
Theo các tài liệu, chủng virus này thuộc chi Orthopoxvirus trong họ virus Poxviridae, lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1958. Do virus gây bệnh được phát hiện ở hai ổ dịch giống với căn bệnh đậu mùa xảy ra ở khỉ trong phòng nghiên cứu nên căn bệnh này cũng được gọi là bệnh đậu mùa khỉ.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại thì khỉ không phải là tác nhân dẫn đến bùng phát dịch bệnh này. Theo WHO, nhiều khả năng loài gặm nhấm chính là nguồn lây lớn nhất nhưng vẫn chưa thể xác định chính xác.
Một người khỏe mạnh có nguy cơ mắc đậu mùa khỉ khi tiếp xúc gần với người, động vật nhiễm bệnh.
Virus có thể xâm nhập vào cơ thể qua da bị trầy xước, đường hô hấp hoặc mắt, mũi và miệng.
Lây truyền từ người sang người thường xảy ra nhất qua các giọt đường hô hấp, nhưng phải tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài. Lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn hoặc vết xước. Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây khi quan hệ tình dục.
Từ đầu năm đến nay, TPHCM ghi nhận có 49 ca mắc đậu mùa khỉ, chưa xuất hiện biến chủng mới. Căn bệnh này vẫn chủ yếu lây nhiễm trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới.
Theo Sở Y tế TP.HCM, người đàn ông bị nhiễm trùng toàn thân, suy đa tạng và không qua khỏi sau 18 ngày điều trị tích cực. Đây là ca tử vong đầu tiên có liên quan đến đậu mùa khỉ tại Việt Nam.
Bệnh nhân nhiễm virus đậu mùa khỉ được điều trị nhiều ngày tại bệnh viện chuyên khoa, sau đó tử vong. Nguyên nhân được cho là do tình trạng suy giảm miễn dịch của người bệnh.
Ca bệnh đậu mùa khỉ mới nhất của TP.HCM không có dấu hiệu tiếp xúc với người nước ngoài hay đi nước ngoài gần đây. Bệnh nhân sống tại huyện Bình Chánh, TP.HCM, và đang được cách ly điều trị.
Tại buổi kiểm tra đột xuất ngày 1/11, đoàn công tác của Bộ Y tế đặt nhiều tình huống giả định với các thầy thuốc tại hai bệnh viện chuyên ngành da liễu Trung ương, Hà Nội và sân bay Nội Bài về phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Trường hợp mắc đậu mùa khỉ thứ hai là một phụ nữ 38 tuổi, thường trú tại tỉnh Tuyên Quang, du lịch tại Dubai. Người này có thời gian ở chung với ca bệnh đầu tiên.
Việt Nam ghi nhận ca đậu mùa khỉ đầu tiên là người phụ nữ 35 tuổi, ở TP.HCM. VietNamNet xin giới thiệu bài viết của TS.DS Tạ Thanh Sơn - Viện Công nghệ dược sinh học, Đại học Marburg (Đức) về căn bệnh này.
Tại khu vực nhập cảnh, sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), hệ thống giám sát ghi nhận 9 trường hợp thân nhiệt cao và được hướng dẫn theo dõi sức khỏe tại nhà.
Bộ Y tế chỉ đạo, khi ghi nhận ca bệnh cần điều tra kỹ tất cả các trường hợp tiếp xúc để xác định nguồn lây nhiễm; quản lý, xử lý kịp thời ổ dịch không để dịch lây lan rộng ra cộng đồng.