Lupus ban đỏ hệ thống hay lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, biểu hiện bằng viêm cấp hoặc mãn tính các mô khác nhau của cơ thể. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch tự sản xuất kháng thể tự tấn công vào các cơ quan trong cơ thể. Bệnh gây ảnh hưởng lên khớp, da, phổi, tim, mạch máu, thận, hệ thần kinh và tế bào máu… Bệnh thường có hai giai đoạn bệnh nặng và nhẹ xen kẽ nhau.
Bệnh gồm nhiều thể khác nhau:
Lupus ban đỏ hệ thống(SLE) là thể phổ biến nhất, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể.
Lupus ban đỏ dạng đĩa (DLE): gây phát ban da mạn tính
Lupus ban đỏ ở da bán cấp: gây loét da trên các bộ phận của cơ thể khi có tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Lupus do thuốc:lupus có thể được gây ra do tương tác thuốc
Lupus sơ sinh: một thể hiếm của lupus có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.
Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam (có thể gấp 8 lần hoặc hơn), xuất hiện ở mọi lứa tuổi, thường nhất là 20 – 45t. Người Mỹ gốc Phi, Trung Hoa, Nhật có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với các chủng tộc khác
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lupus ban đỏ bao gồm:
Giới tính: lupus phổ biến hơn ở phụ nữ, đặc biệt là khi mang thai và có kinh nguyệt
Thường xuyên tắm nắng hoặc tiếp xúc trực tiếp với nắng
Bị nhiễm trùng
Dùng thuốc đặc trị, đặc biệt là thuốc chống động kinh, hạ huyết áp và kháng sinh
Tuổi tác: mặc dù lupus ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng thường được chẩn đoán trong độ tuổi từ 15 và 40.
Người Mỹ gốc Phi và người Châu Á và người có tổ tiên gốc Tây Ban Nha mắc bệnh nhiều hơn người da trắng.
Hiện tại vẫn không rõ lý do chính xác của bất thường về miễn dịch trong lupus ban đỏ. Tuy nhiên, có một số giả thiết tạm chấp nhận về nguyên nhân lupus ban đỏ hệ thống là hệ quả của sự tương tác qua lại của nhiều yếu tố.
Trong đó, có một số yếu tố có vai trò nổi bật hơn hẳn như:
Yếu tố di truyền: người có tiền sử gia đình anh chị em ruột bị mắc lupus ban đỏ hệ thống thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người bình thường
Các nghiên cứu cho thấy bệnh lupus ban đỏ hệ thống có mối liên hệ về mặt di truyền học. Bệnh di truyền theo gia đình, nhưng không có một gen riêng lẻ nào được xác định là nguyên nhân gây bệnh. Nhiều gen có thể có ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh khi có những yếu tố môi trường kích hoạt.
Yếu tố kích hoạt từ môi trường bao gồm: các loại thuốc (như một số thuốc chống trầm cảm và kháng sinh), trầm cảm nặng, phơi nắng, hoóc môn, và viêm nhiễm.
Hoóc môn sinh dục (như estrogen) có vai trò quan trọng trong sự hình thành bệnh, và thực tế cho thấy trong thời kỳ sinh sản ở người, tần số mắc bệnh này ở nữ giới cao gấp 10 lần ở nam giới
Tương tác thuốc
Lupus do thuốc là tình trạng phản ứng thuốc ở những người đang điều trị các bệnh mạn tính. Lupus do thuốc gây ra có triệu chứng tương tự như Lupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên, các triệu chứng của lupus do thuốc gây ra thường biến mất khi dừng sử dụng loại thuốc gây ra lupus. Có khoảng 400 loại thuốc có thể gây ra tình trạng này, những loại phổ biến nhất là procainamide, hydralazine, quinidine, và phenytoin.
Bệnh lupus ban đỏ diễn biến phức tạp, tiến triển thành từng đợt, đợt sau nặng hơn đợt trước và gây tổn thương gần như toàn bộ các cơ quan trong cơ thể như thận, hệ tạo máu, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, hô hấp,... Trong trường hợp nặng, bệnh có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Các triệu chứng của lupus ban đỏ bao gồm:
Nổi ban hình cánh bướm
Ban hình cánh bướm kéo dài trên má và mũi là triệu chứng rất đặc trưng của bệnh lupus.
Ban đỏ do ánh nắng mặt trời
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn tia cực tím khác có thể làm trầm trọng ban hình cánh bướm của bệnh nhân. Bệnh cũng có thể gây loét các phần khác của cơ thể, thường là ở vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dẫn tới đau khớp và mệt mỏi. Bệnh nhân có làn da trắng dễ bị ảnh hưởng nhất.
Phát ban dạng đĩa
Phát ban dạng đĩa là triệu chứng khá điển hình trong bệnh lupus, các mảng da đỏ hình đĩa xuất hiện và lan dần, thường phát triển trên mặt, da đầu và cổ. Chúng thường để lại sẹo.
Loét miệng hoặc mũi
Loét miệng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lupus. Đặc trưng của loét miệng do lupus là thường không đau. Và thay vì hình thành ở hai bên miệng hoặc nướu, những vết loét này thường tập trung ở vòm miệng.
Sưng khớp
Khớp đỏ, nóng, mềm và sưng lên có thể là dấu hiệu của bệnh lupus.
Viêm màng tim hoặc phổi
Viêm màng ngoài tim hoặc viêm màng phổi có thể là một dấu hiệu của lupus. Bệnh có thể gây đau ngực đột ngột, khó thở.
Co giật hoặc loạn thần
Lupus có thể gây ra nhiều vấn đề ở não và hệ thần kinh, gồm các triệu chứng không đặc hiệu như lo âu, đau đầu, rối loạn thị lực. Tuy nhiên, có hai triệu chứng cụ thể là co giật, loạn thần bao gồm ảo tưởng và ảo giác, sa sút trí tuệ, rối loạn lo âu
Thiếu máu
Lupus gây thiếu máu tán huyết dẫn đến tình trạng thiếu máu. Người bệnh có thể có dấu hiệu da niêm xanh xao, chóng mặt, mệt mỏi
Nữ minh tinh Châu Hải My mắc bệnh lupus ban đỏ. Căn bệnh không chỉ gây ra các biểu hiện bên ngoài mà còn tấn công cơ quan nội tạng. Người bệnh có thể bị suy thận, viêm phổi kẽ, xuất huyết phổi.
MỸ - Bệnh nhân nữ bất ngờ bị tâm thần phân liệt khi 21 tuổi. Sau đó, cô mất trí nhớ, không có khả năng tự chăm sóc bản thân nên phải ở trong bệnh viện suốt 20 năm.
Có tiền sử bệnh lupus ban đỏ hệ thống nhưng không tái khám theo hẹn, nữ bệnh nhân dùng lại đơn thuốc cũ và phải nhập viện trong tình trạng tăng huyết áp, thiếu máu nặng kèm theo dấu hiệu của tổn thương thận.
Mới đây, nữ ca sĩ nổi tiếng Selena Gomez đã bật khóc trong bộ phim tài liệu My Mind & Me khi trải lòng về căn bệnh lupus ban đỏ mình đang mắc phải và loạt bệnh khác khiến cô đau đớn.
Bệnh nhân 36 tuổi (tỉnh Long An) nổi nhiều vết sần đỏ, mảng hồng ban trên khắp cơ thể. Nghiêm trọng hơn, anh còn bị nhiều vết lở ở môi miệng kèm rỉ dịch, tóc rụng...
Vắt chiếc khăn quàng bằng len qua lỗ thông gió, tôi quyết sẽ chấm dứt chuỗi ngày đau khổ. Đúng lúc ấy, tiếng gọi của mẹ chồng tương lai khiến tôi bừng tỉnh.
Bác sĩ BV đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa đỡ đẻ thành công cho sản phụ bị lupus ban đỏ gây tổn thương thận, suy tim. Em bé chào đời khỏe mạnh, nặng 2,1 kg.
Mái tóc rụng lưa thưa, nụ cười tươi thay thế bằng nét mệt mỏi. Từng là tấm gương sáng trong học tập được nhà trường khen thưởng, giờ đây Quỳnh có nguy cơ phải gác lại ước mơ của mình để chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo
Nắm tay chúng tôi, người mẹ nghèo cầu khẩn. Chị đang hết sức tuyệt vọng vì không thể lo được tiền cứu con. Nếu như cậu con trai phải đưa về nhà, lập tức tử thần cũng sẽ đưa em đi.
Lupus ban đỏ là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một số chứng bệnh ở mặt như đỏ da, loét, teo da... Bệnh lupus ban đỏ được chia thành 2 thể chính là lupus ban đỏ dạng đĩa và lupus ban đỏ hệ thống.
Bệnh lupus ban đỏ gây ra nhiều tổn thương, biến chứng trên cơ thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể diễn biến phức tạp và có khả năng gây tử vong.
Lupus ban đỏ hệ thống là một trong những bệnh có các triệu chứng giống và dễ bị nhầm với các bệnh khác (được gọi là “nhóm bệnh bắt chước”). Những dấu hiệu sau cho thấy bạn đã mắc bệnh lupus ban đỏ.
Vì bệnh lupus ban đỏ chưa được hiểu rõ nên cũng chưa thể phòng ngừa được. Có thể từ một vài nguyên nhân gây bệnh mà đưa ra biện pháp phòng tránh phù hợp.