Trĩ

    Bệnh trĩ (Hemorrhoids) là các bệnh của hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Bệnh trĩ có thể do một số nguyên nhân, tuy nhiên phần lớn chưa được xác định chính xác nguyên nhân của bệnh trĩ. Bệnh trĩ được chia làm 2 loại:

    Nếu búi trĩ ở bên trong trực tràng thì được gọi là bệnh trĩ nội

    Nếu búi trĩ nằm ở lớp dưới da xung quanh hậu môn thì được gọi là bệnh trĩ ngoại

    Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, có đến ¾ người lớn có triệu chứng bệnh trĩ theo thời gian và có thể bệnh không gây ra triệu chứng nhưng đôi khi gây ngứa, khó chịu và chảy máu.

    Rất may mắn là để điều trị bệnh trĩ có rất nhiều cách hiệu quả nhằm giúp người bệnh giảm triệu chứng bằng các biện pháp điều trị có thể thực hiện được tại nhà và thay đổi lối sống.

    Vậy bệnh trĩ và nguyên nhân bệnh trĩ là gì sẽ được đề cập chi tiết ở bài viết bên dưới.   

    • Càng lớn tuổi, càng dễ mắc bệnh trĩ do các mô hỗ trợ tĩnh mạch tại trực tràng và hậu môn bị yếu đi và giãn ra.

    • Phụ nữ mang thai, do cân nặng của bào thai gây áp lực lên vùng hậu môn.

    Chảy máu không đau khi đi đại tiện - có thể thấy một lượng nhỏ máu đỏ tươi trên khăn giấy vệ sinh hoặc trong nhà vệ sinh

    Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn

    Đau hoặc khó chịu

    Sưng quanh hậu môn

    Có khối u gần hậu môn, có thể nhạy cảm hoặc đau đớn (có thể là một búi trĩ huyết khối)

    Triệu chứng bệnh trĩ thường phụ thuộc vào vị trí:

    • Bệnh trĩ nội. Do búi trĩ nằm trong trực tràng, do đó người bệnh thường không thể nhìn thấy hoặc cảm thấy những bệnh búi trĩ này và hiếm khi gây khó chịu. Nhưng khi bị căng, đè ép  hoặc kích thích do phân có thể làm tổn thương bề mặt của búi trĩ và gây ra chảy máu. Đôi khi bị đè ép làm cho búi trĩ bị sa xuống hậu môn, được gọi là trĩ lỗi hoặc trĩ tăng sản gây đau và kích thích đi vệ sinh.

    • Bệnh trĩ ngoại. Đây là dưới da xung quanh hậu môn của bạn. Khi bị kích thích, trĩ ngoại có thể ngứa hoặc chảy máu.

    • Bệnh trĩ huyết khối. Máu chảy từ búi trĩ và hình thành cục huyết khối có biểu hiện đau dữ dội, sưng, viêm và một cục cứng gần hậu môn.

    Không nên cho rằng chảy máu trực tràng là do bệnh trĩ, đặc biệt là nếu người bệnh trên 40 tuổi. Chảy máu trực tràng có thể xảy ra với các bệnh khác, bao gồm ung thư đại trực tràng và ung thư hậu môn. Nếu bị chảy máu cùng với sự thay đổi rõ rệt trong thói quen đại tiện hoặc phân thay đổi màu sắc hoặc tính chất của phân, thì người bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng kéo dài ra dưới áp lực và có thể phình ra hoặc sưng lên. Các tĩnh mạch bị sưng (trĩ) có thể xuất hiện do tăng áp lực ở trực tràng xuống, nguyên nhân bệnh trĩ do:

    • Rặn nhiều khi đi đại tiện

    • Ngồi lâu trong nhà vệ sinh

    • Tiêu chảy mãn tính hoặc táo bón

    • Béo phì

    • Mang thai

    • Quan hệ qua đường hậu môn

    • Chế độ ăn ít chất xơ

    Nguy kịch vì nhờ người thân cắt trĩ tại nhà

    Một tuần sau khi cắt trĩ, người đàn ông ở Hòa Bình xuất hiện tình trạng cứng hàm tăng dần, khó nói, khó nuốt, khó há miệng, ăn uống kém nên phải đi cấp cứu. Bác sĩ chẩn đoán ông mắc uốn ván.

    Nguy hiểm khi nhầm ung thư trực tràng là bệnh trĩ, 4 điểm khác biệt bạn nên biết

    Bà Lý nhầm lẫn triệu chứng giữa ung thư trực tràng và bệnh trĩ. Vì vậy, khi đi khám, tình trạng bệnh của bà đã trở nặng.

    7 ‘thủ phạm’ hàng đầu khiến bệnh trĩ nặng hơn

    Là một căn bệnh khá tế nhị, nhiều người bị trĩ thường lựa chọn cách “giấu nhẹm”, cho đến khi bệnh trở nặng mới tìm cách chạy chữa. Có nhiều nguyên nhân bệnh trĩ nặng hơn, người bệnh cần lưu ý.

    Giảm đi ngoài ra máu do trĩ bằng thảo dược

    Y học phương Đông ưu tiên sử dụng các vị thảo dược giúp bệnh nhân trĩ cấp tính vừa chống táo bón, cầm máu, tăng sự đàn hồi và bền vững thành mạch, chống viêm chống phù nề, giúp co búi trĩ.

    4 khác biệt giữa mổ trĩ xưa và nay

    Nhắc đến mổ trĩ, không ít người phải “xua tay” vì sợ đau, mất thời gian, lo lắng chuyện vệ sinh vết mổ, chi phí tốn kém… Nhưng những nỗi sợ “truyền tai” người này qua người khác này đã “lỗi thời” với 4 thay đổi trong phẫu thuật trĩ.

    Những lưu ý ‘vàng’ để vượt qua nỗi sợ mổ trĩ

    Nhiều bệnh nhân trĩ nặng thường được chỉ định phẫu thuật, tuy nhiên không ít người lại chần chừ do sợ đau, sợ cảm giác “buốt tận óc” mỗi lần đi vệ sinh sau mổ, lo lắng chuyện nhiễm trùng hay mổ xong liệu trĩ còn quay lại không…

    Điều trị trĩ phải ‘đi từ gốc’

    Trĩ là bệnh lý lành tính, nhưng để điều trị triệt để đòi hỏi phải có phác đồ toàn diện. Xử lý căn nguyên ban đầu gây bệnh, kết hợp với ứng dụng các phương pháp hiện đại ít xâm lấn là giải pháp tối ưu cho người bệnh.

    Đối mặt với căn bệnh ‘khó nói’ bằng thảo dược

    Theo báo cáo IMS, Tottri - thuốc trị trĩ nổi tiếng của Traphaco nguồn gốc thảo dược, nhiều năm đứng vị trí số 1 thị trường, được đông đảo bệnh nhân tin tưởng.

    Độ tuổi mắc bệnh trĩ ngày càng trẻ hóa

    Ở Việt Nam độ tuổi 40 trở lên, số người mắc bệnh trĩ chiếm khoảng 60-70%. Điều đáng nói là tỷ lệ người trẻ mắc bệnh trĩ thời gian gần đây ngày càng nhiều, nhất là ở khối văn phòng và những người thường xuyên sử dụng rượu bia.

    Bệnh trĩ - nỗi ám ảnh dai dẳng

    Đau hậu môn là một triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh hậu môn, trực tràng, trong đó có bệnh trĩ - căn bệnh đầy ám ảnh và dai dẳng, dễ tái đi tái lại nhiều lần.

    Căn bệnh khó nói, nhiều người mắc, dễ thành ung thư

    Bệnh trĩ không được chữa trị triệt để có thể gây biến chứng như chảy máu hậu môn kéo dài, dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng máu, tăng nguy cơ ung thư trực tràng.

    Sa búi trĩ - nỗi khổ khó nói ngày nắng nóng

    Sa búi trĩ khiến người bệnh cảm giác rất khó chịu trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, những ai đã bị sa búi trĩ sẽ hiểu hết được cảm giác đau đớn, nóng rát và nhất là vào những ngày trời nóng.

    Dùng rau diếp cá chữa bệnh trĩ

     - Rau diếp cá được xem là loại dược liệu dân gian có công dụng đặc biệt hiệu quả trong phòng và điều trị bệnh trĩ.

    Bệnh trĩ ngày càng có nhiều người mắc, dấu hiệu nhận biết bệnh sớm nhất

    Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam, dễ tái phát dù đã được phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Chảy máu khi đi vệ sinh, sờ thấy khối nhỏ lồi ra ở hậu môn là dấu hiệu rõ rệt nhất của bệnh. 

    Nguyên nhân không ngờ khiến 50% người Việt mắc trĩ

    - Tới hơn 50% dân số Việt trưởng thành mắc bệnh trĩ song hầu hết các bệnh nhân đều cố chịu đựng thời gian dài trước khi đi khám vì ngại ngùng.

     

    Cô gái bị hoại tử hậu môn sau bôi thuốc chữa trĩ

    - Sau khi bôi thuốc chữa trĩ 2 tuần, chị Khanh thấy búi trĩ tím đen, hậu môn hoại tử lan rộng, buộc phải cắt lọc.

     

    Dấu hiệu khiến nhiều người nhầm lẫn ung thư ruột với bệnh trĩ

    Dấu hiệu máu trong phân thường là biểu hiện của bệnh trĩ, đồng thời cũng có thể là bệnh ung thư đường ruột, bác sĩ chỉ ra 3 cách phân biệt rất dễ dàng.

    Tai hại nhầm lẫn bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng

    Triệu chứng của ung thư đại trực tràng thường giống với bệnh trĩ nên nhiều người chủ quan chỉ chữa trị trĩ mà không nghĩ tới việc tầm soát sớm ung thư đại trực tràng.

    Dân văn phòng méo mặt vì ngồi nhiều, phải lên bàn mổ

    Người làm văn phòng, phải ngồi từ 6 - 8 giờ mỗi ngày, nguy cơ mắc bệnh và phải phẫu thuật vì căn bệnh này cao nhất.

    9 nguyên nhân hình thành bệnh trĩ cần biết

    Bệnh trĩ có nhiều nguyên nhân gây ra, dưới đây là các nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến bệnh trĩ.