Những chiếc bánh kem có hình dáng độc lạ mà Triết thường khoe trên mạng xã hội là thành quả sau 10 năm theo đuổi ngành bánh của chàng trai sinh năm 1990, hiện sống ở TPHCM. 

banh6.jpg
Mẫu bánh túi hàng hiệu thường dao động trong khoảng 5 triệu đồng/chiếc
banh8.jpg
Để tạo ra những “chiếc túi” chân thực nhất, Triết phải tìm hiểu về các loại da để hiểu cấu trúc của chúng
banh12.jpg
Theo Triết, khi làm những chiếc bánh hình túi hàng hiệu, thứ để tạo nên “đẳng cấp” của người thợ chính là việc tạo phom dáng và tạo nét cho phần da của túi

Triết chia sẻ, trước đây anh từng theo học ngành ngân hàng. Nhưng sau một thời gian thấy bản thân không phù hợp với ngành này, anh bỏ học giữa chừng để theo đuổi nghề làm bánh. Bắt đầu học làm bánh mì, bánh ngọt từ cách đây 10 năm, nhưng Triết mới đến với bánh kem cách đây 6-7 năm. 

“Tôi chọn bánh kem vì dòng bánh này có nhiều không gian sáng tạo hơn. Nó cũng là loại bánh được ưa chuộng trong các dịp lễ, Tết như sinh nhật, tân gia, khai trương…”.

Thời gian đầu, anh có lo lắng, liệu mình có hợp với nghề này hay không. Giống như nhiều thợ bánh khác, để trở thành một thợ bánh có chỗ đứng trong ngành như bây giờ, Triết cũng phải dành rất nhiều thời gian cho những kỹ thuật cơ bản. “Luyện tập và sửa sai, trong khi khách hàng chưa biết đến mình nhiều” – Triết nói về những ngày đầu gian nan.

banh13.jpg
Nguyên liệu thường dùng của Triết là fondant – một loại đường mềm có thể tạo hình và ăn được.

Thất bại nhiều lần trong khâu chà láng bánh, Triết từng có ý định bỏ cuộc. Nhưng sau đó, anh kiên trì tự mày mò và luyện tập cho đến khi thành công.

Sau chà láng, Triết học bắt hoa và cũng nhận ra mình không giỏi môn này. Lần này, anh không cố gắng theo đuổi kiểu thiết kế này nữa, mà chuyển hướng sang những kiểu khác. “Tôi gắn đủ thứ bánh kẹo, những thứ ăn được lên bánh để trang trí, rồi đến fondant, các dòng bánh tạo hình, và dần làm được những mẫu bánh trong trí tưởng tượng của mình như hiện tại.

Những khi bí ý tưởng, tôi lại đi học thêm môn gì đó như vẽ, nặn tượng, giải phẫu học, điêu khắc, làm búp bê… để mở rộng không gian suy nghĩ”. 

Triết chia sẻ, nhiều khách hàng của anh khi nhận bánh không nỡ ăn vì bánh quá đẹp. Họ quyết định giữ lại bánh trong tủ lạnh để làm kỷ niệm. “Tôi vui vì sản phẩm của mình chạm đến cảm xúc của khách hàng”. 

Một số mẫu bánh đẹp của Nguyễn Anh Triết: 

banh1.jpg
Một chiếc bánh lộng lẫy do Triết làm được rất nhiều người yêu mến.
banh5.jpg
Triết chọn kết hợp giữa bánh kem và fondant để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng
banh4.jpg
Các công đoạn làm bánh tạo hình gồm có: Nướng bánh, tạo hình cắt gọt, bọc bánh, làm các chi tiết trang trí bên ngoài và tô màu cho bánh 
banh11.jpg
Chiếc bánh mà Triết mất nhiều thời gian nhất là 7 ngày, tính từ lúc lên ý tưởng đến khi hoàn thành. Còn chiếc bánh đắt nhất anh từng làm có giá 17 triệu đồng
banh10.jpg
Thợ làm bánh này quan niệm, sự sáng tạo sẽ làm nên khác biệt và không có máy móc nào có thể thay thế được điều đó
banh3.jpg
Với dòng bánh tạo hình, nếu bánh không được làm trong môi trường lạnh phù hợp hoặc bị cúp điện thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, thậm chí không thể làm được bánh
banh2.jpg
Một chiếc bánh tạo hình búp bê khớp cầu được đánh giá là tinh tế đến từng chi tiết

Ảnh: Nhân vật cung cấp