Đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế 

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2022, các khu công nghiệp trong cả nước đã thu hút được hơn 11.200 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 231 tỷ USD, và 10.400 dự án đầu tư của doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký đạt 2,54 triệu tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

image001.jpg
 Công nhân làm việc trong nhà máy tại KCN Phước Đông. Ảnh: KCN Phước Đông

Theo chia sẻ cua TS. Ngô Công Thành - Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên Viện Nghiên cứu Đầu tư Quốc tế (ISC) tại Toạ đàm “Thực trạng các khu công nghiệp hiện nay và các giải pháp tài chính”, hiện đã có các doanh nghiệp của 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các khu công nghiệp tại Việt Nam, trong đó 10 đối tác đầu tư lớn nhất đã chiếm 91% tổng vốn FDI vào các khu công nghiệp là: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc), Trung Quốc, Hà Lan, BritishVirgin Island, Samoa, Malaysia. Các khu công nghiệp đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 4 triệu lao động.

Đánh giá về đóng góp của khu công nghiệp thời gian qua, ông Ngô Công Thành cho rằng, các khu công nghiệp, khu kinh tế thời gian qua đã đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, thể hiện qua các mặt: Thu hút được lượng vốn đầu tư lớn, bổ sung nguồn lực cho đầu tư phát triển; đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi không gian phát triển, thúc đẩy liên kết vùng, liên kết ngành, tạo nền tảng quan trọng cho tăng trưởng bền vững; góp phần đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước.

image002 ava.jpg
 KCN Phước Đông 

Hướng tới phát triển KCN bền vững 

Hiện nay, lợi thế thu hút đầu tư của Việt Nam chủ yếu đến từ chính sách ưu đãi thuế, nhân công giá rẻ, nền chính trị ổn định,… Song việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu và sự phát triển vượt bậc của công nghệ hiện nay phần nào làm giảm lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Do đó Chính phủ đang đẩy mạnh hoàn thiện, ban hành các chính sách liên quan đến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu nhằm giữ vững lợi thế thu hút đầu tư, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, trong bối cảnh khoa học, kỹ thuật, trí tuệ nhân tạo phát triển, nhân công giá rẻ không phải yếu tố để thu hút đầu tư bền vững. Do đó để thu hút FDI thế hệ mới, chất lượng nguồn nhân lực cần sớm được cải thiện. 

image003.jpg
Khu dân cư Thuận Lợi tại KCN Phước Đông. Ảnh: KCN Phước Đông

Song song đó, Chính phủ cũng đang nỗ lực phát triển hệ thống hạ tầng đồng bộ, đặc biệt hạ tầng kết nối khu công nghiệp đến khu vực cảng, sân bay, vùng kinh tế trọng điểm,… Đồng thời chuyển đổi, phát triển KCN theo định hướng KCN sinh thái, Khu phức hợp công nghiệp - đô thị để phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới. 

KCN Phước Đông tiên phong mô hình khu phức hợp công nghiệp - đô thị 

Mô hình khu phức hợp công nghiệp - đô thị không còn xa lạ trong xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, KCN Phước Đông (Tây Ninh) là một trong những KCN tiên phong phát triển mô hình này.

Xuất phát từ nhu cầu nhà đầu tư “cần nhiều hơn một mặt bằng để sản xuất”, KCN Phước Đông được thành lập nhằm tạo ra một môi trường sản xuất hiện đại tích hợp môi trường sống tiện nghi, sáng tạo, cung cấp đầy đủ các dịch vụ. Khác với định hướng truyền thống của KCN, khu phức hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ Phước Đông được phát triển để trở thành một nơi đáng làm việc, đáng sống, đáng trải nghiệm. 

image004.jpg
 Nhà xưởng KCN Phước Đông. Ảnh: KCN Phước Đông

Sở hữu tổng diện tích 2.838ha, Phước Đông trở thành khu phức hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ hàng đầu ở Tây Ninh. Trong đó diện tích dành cho sản xuất công nghiệp là 2.190ha, còn lại là diện tích để phát triển khu đô thị và khu dịch vụ. 

Đến nay KCN Phước Đông công bố gần hoàn thiện phát triển hạ tầng giai đoạn 1 với đầy đủ tiện ích công nghiệp và bước đầu đưa vào khai thác một số hạng mục tiện ích đô thị phục vụ đời sống dân cư. 

Về phát triển công nghiệp, KCN Phước Đông trở thành điểm đầu tư tiềm năng của hơn 50 doanh nghiệp trong và ngoài nước, thu hút tổng vốn đầu tư đạt 6 tỷ USD. Năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 7.4 tỷ USD. 

Với quỹ đất dồi dào, tiện ích công nghiệp toàn diện, và nằm ở vị trí kết nối vùng tốt, nhà đầu tư tại KCN Phước Đông đa số là các tập đoàn quốc tế có quy mô lớn và công nghệ sản xuất hiện đại. Ngành nghề sản xuất của nhà đầu tư và các yếu tố liên quan đến môi trường được chú trọng tại KCN Phước Đông nhằm đảm bảo môi trường sống trong lành cho cư dân khu đô thị. 

Nhằm đa dạng hóa dịch vụ và đáp ứng nhu cầu thực của nhà đầu tư, cuối năm 2023 KCN Phước Đông đưa vào khai thác gần 50.000 m2 kho xưởng xây sẵn cho thuê. Được trang bị đầy đủ tiện ích gồm văn phòng 2 tầng, hệ thống PCCC, sân bãi, cung cấp điện - nước công nghiệp,… kho xưởng xây sẵn cho thuê là loại hình dự đoán thu hút nhiều nhà đầu tư. 

Song song đó, KCN Phước Đông cũng tập trung phát triển hạ tầng đô thị, hình thành khu dân cư hiện đại, văn minh với hệ thống tiện ích: ký túc xá, nhà ở, siêu thi, nhà hàng, khách sạn, cây xăng, phòng khám đa khoa, trường mầm non, khu thể thao - giải trí,… Tạo môi trường sống tiện nghi cho lực lượng lao động đang làm việc tại KCN và thu hút lượng lớn dân cư từ các khu vực xung quanh. 

Khu phức hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ Phước Đông đang bước vào giai đoạn phát triển 2, bổ sung một số tiện ích để tăng tính toàn diện cho hạ tầng công nghiệp. Đồng thời triển khai xây dựng hoàn thiện các hạng mục hạ tầng đô thị dịch vụ để phát triển theo đúng định hướng ban đầu và phù hợp với xu thế phát triển công nghiệp chung của thế giới. 

Hồng Nhung