Theo đó, công đoàn Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu, các trường xác định công tác tư tưởng là tổ chức công đoàn Giáo dục phối hợp cùng chính quyền chăm lo cho đội ngũ sư phạm về vật chất, tinh thần và thi đua dạy tốt, học tốt trong ngành giáo dục và đào tạo.

Do vậy, xây dựng trường học hạnh phúc cũng là trách nhiệm của tổ chức công đoàn và cần triển khai cụ thể, lồng ghép vào các hoạt động giáo dục, các hoạt động phong trào trong đơn vị trường học. Các công đoàn cơ sở căn cứ vào kế hoạch thực hiện trường học hạnh phúc của chính quyền đơn vị để xây dựng kế hoạch của công đoàn gắn với kế hoạch hoạt động của chính quyền kết hợp với công tác tuyên truyền, vận động, thi đua, khen thưởng.

Các trường cần tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ nhà giáo, người lao động trong các trường học về mục đích, ý nghĩa, trách nhiệm của tổ chức công đoàn, tham gia cùng chính quyền xây dựng trường học hạnh phúc.

hoc sinh 1.jpeg
Tạo dựng và duy trì những mô hình nhà trường mà ở đó học sinh được yêu thương, được tôn trọng, được an toàn, được hiểu và được có giá trị (ảnh: Lê Huyền)

Công đoàn Sở GD-ĐT TP.HCM cũng yêu cầu giúp cho cán bộ công đoàn và đoàn viên là cán bộ, nhà giáo, người lao động đang công tác trong các trường học có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng trong việc tạo dựng và duy trì những mô hình nhà trường mà ở đó học sinh được yêu thương, được tôn trọng, được an toàn, được hiểu và được có giá trị. Nói rộng hơn là phát triển nhà trường thân thiện, văn minh, cùng hợp tác vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.

Các công đoàn cơ sở chủ động tổ chức và chọn phương thức phù hợp nhằm tham gia cùng với chuyên môn, các đoàn thể trong trường tổ chức, hướng dẫn và tạo điều kiện cho cán bộ, nhà giáo, người lao động thực hiện các nội dung xây dựng trường học hạnh phúc phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ sở.

Bên cạnh đó, các trường cần ghi nhận, tôn vinh, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có nhiều cố gắng và thực hiện có hiệu quả quá trình triển khai xây dựng trường học hạnh phúc, cùng góp phần nhân rộng lan tỏa trường học hạnh phúc trong phạm vi nhà trường, thành phố và toàn quốc.

Lần đầu tiên, một bộ tiêu chí gồm 18 tiêu chí về trường học hạnh phúc với 3 nhóm tiêu chuẩn, cụ thể:  Nhóm tiêu chuẩn về Con người: gồm 6 tiêu chí; Nhóm tiêu chuẩn về Dạy học và hoạt động giáo dục: gồm 8 tiêu chí; Nhóm tiêu chuẩn về Môi trường: gồm 4 tiêu chí, được Sở GD-ĐT TP.HCM ban hành nhằm nâng cao văn hoá ứng xử trong trường học. 

Lê Thị Na, Lê Hồng Hạnh, Hoàng Thúy An, Lê Thị Na, Lê Thị Hạnh