QSR Việt Nam là đơn vị sở hữu của nhiều chuỗi nhà hàng danh tiếng như: The Pizza Company, Chang - Modern Thai Cuisine, kem Dairy Queen, kem Swensen’s, Aka House… ở Việt Nam.

Anh 2.jpg
Ông Lê Minh Hùng - COO của TAPTAP và ông Nguyễn Thế Minh - IT Director của QSR Việt Nam ký kết hợp tác dự án thương mại điện tử (e-commerce)

Đại diện Công ty TNHH Thương mại Vui Việt Nam - đơn vị phát triển ứng dụng TAPTAP cho biết, sau khoảng thời gian dài hai bên hợp tác trên phương diện chăm sóc khách hàng, các công ty thành viên của QSR Việt Nam sử dụng ứng dụng TAPTAP để tích điểm và tặng thưởng cho khách hàng ghi nhận các chỉ số tương tác, doanh thu của các thương hiệu được cải thiện rõ, mức độ khách hàng quay lại và trở nên trung thành với thương hiệu cũng tăng nhanh. 

Điều này đã thúc đẩy TAPTAP và QSR hợp tác sâu rộng hơn, đặc biệt tập trung vào chiến lược gia tăng trải nghiệm khách hàng. Sau nhiều lần thử nghiệm, dự án thương mại điện tử được thiết kế đặc biệt cho ngành F&B của QSR Việt Nam đã ra đời.

Anh 1.jpg
 Ông Lê Hoài Nam - Group COO của QSR Việt Nam chia sẻ về tham vọng của lần hợp tác chiến lược này

Trong buổi lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện mới đây, đại diện QSR Việt Nam và TAPTAP cho biết hai bên sẽ tiên phong áp dụng các công nghệ mới nhất vào nền tảng thương mại điện tử cho ngành F&B tại Việt Nam. Đây sẽ là nền tảng toàn diện kết hợp giữa thương mại điện tử, chăm sóc khách hàng thân thiết và giao hàng nhanh chóng trong vòng 30 phút; đảm bảo tiêu chí “giao hàng nóng - phải nhanh chóng”. 

Với nền tảng này, các thương hiệu thuộc QSR bao gồm: The Pizza Company, Chang, Dairy Queen, Swensen’s, Aka House có thể: quản lý tập trung mảng thương mại điện tử và đặt hàng qua điện thoại; xử lý hàng chục nghìn đơn hàng mỗi ngày, đặc biệt trong những ngày cao điểm; giúp khách hàng có trải nghiệm đồng nhất và xuyên suốt khi mua hàng tại các thương hiệu của QSR…

Ngoài ra, QSR Việt Nam dễ dàng thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng, từ đó đưa ra các cải tiến liên tục nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng và “bùng nổ” doanh số qua các chiến lược up-selling, cross-selling, tăng giá trị đơn hàng trung bình và giá trị vòng đời khách hàng. 

Nền tảng mới hướng trở thành nền tảng công nghệ mở, để QSR và TAPTAP có thể liên tục cải tiến, bổ sung các tính năng, công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm đáp ứng các mục tiêu kinh doanh.

Anh 3.jpg
Từ trái qua phải: ông Vũ Anh Duy (CEO TAPTAP), ông Lê Đình Hội (Group CEO QSR Việt Nam), ông Lê Hoài Nam (Group COO QSR Việt Nam), ông Lê Minh Hùng (COO TAPTAP) tại buổi ký kết

Ông Lê Minh Hùng - COO của TAPTAP nhấn mạnh thêm về nền tảng công nghệ độc đáo này: “TAPTAP và QSR rất tâm huyết với dự án này. Bằng cách áp dụng các công nghệ và thiết kế mới nhất của ngành thương mại điện tử, kết hợp với kinh nghiệm chuyên sâu về F&B, chúng tôi sẽ mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, thúc đẩy tăng doanh số, tối ưu hóa vận hành và chi phí; đồng thời đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân”.

Ông Lê Hoài Nam - Group COO của QSR Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi rất xem trọng việc tận dụng công nghệ để tăng trải nghiệm khách hàng, nhất là trong thời buổi các ngành truyền thống như F&B đang đối mặt với nhiều thách thức từ nhu cầu đã thay đổi của khách hàng. Việc có nhiều sự lựa chọn hơn, từ thưởng thức món ngon tại nhà hàng hay ở nhà cho đến quy trình thanh toán trên mạng an toàn đều ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu cũng như doanh thu chung. Chúng tôi tin tưởng nền tảng thương mại điện tử mới sẽ giúp tập đoàn QSR tăng doanh số lên 30% mỗi năm kể từ năm 2025”. 

Trước áp lực cạnh tranh của thị trường F&B, việc các công ty truyền thống quyết định chuyển mình, áp dụng công nghệ là điều cần thiết. “Cái bắt tay” của TAPTAP và QSR Việt Nam được xem là bước nhảy vọt ấn tượng trong hành trình công nghệ hoá để thúc đẩy doanh số của hai đơn vị. Trong tương lai gần, TAPTAP và QSR sẽ tiếp tục tạo ra nhiều hình thức trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng, kiên trì theo đuổi mục tiêu đưa QSR trở thành “người dẫn đầu” trong giới F&B Việt Nam.

(Nguồn: Công ty TNHH Thương mại Vui Việt Nam)